Chuyên ngành Quản lý xây dựng - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
Review ngành Quản lý xây dựng – Đại học Thủy Lợi (TLU) – Học quản lý để làm chủ
Hiện nay, ngày càng nhiều các công ty xây dựng trong nước và ngoài nước mở rộng hoạt động tại Việt Nam và định hướng phát triển ra thế giới. Bởi vậy, nhân lực ngành Quản lý xây dựng hứa hẹn sẽ trở thành một trong các nguồn nhân lực then chốt thúc đẩy phát triển lĩnh vực xây dựng trong tương lai.
Mục lục
1. Khái niệm ngành Quản lý xây dựng
Quản lý xây dựng có tên gọi tiếng Anh là Construction Management. Quản lý xây dựng là ngành học đào tạo chuyên sâu về quản lý các dự án xây dựng, với một lộ trình các khâu:lập thiết kế – lập kế hoạch – triển khai – nghiệm thu – thanh quyết toán của một dự án công trình, với mục đích kiểm soát chặt chẽ về chi phí, thời gian và chất lượng của các dự án.
Quản lý xây dựng là một ngành mới, có sự kết hợp giữa 3 khối kiến thức kinh tế, kỹ thuật và quản lý.
2. Đào tạo ngành Quản lý xây dựng tại Đại học Thủy Lợi (TLU)
Ở Đại học Thủy Lợi, ngành Quản lý xây dựng thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý. Sinh viên tham gia đào tạo chuyên ngành sẽ được trang bị đầy đủ vốn kiến thức: Thiết kế, đánh giá, đề xuất và lựa chọn giải pháp kỹ thuật xây dựng thích hợp; Lập, đánh giá, phân tích và thẩm định các dự án đầu tư; Lập dự toán công trình cho hồ sơ mời thầu, hồ sơ quyết toán công trình, hồ sơ dự thầu công trình xây dựng; Các kiến thức bổ trợ liên quan lĩnh vực xây dựng, các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, và đặc biệt, các bạn sẽ được đào tạo ngoại ngữ thông dụng và chuyên ngành để có thể ứng dụng trong nghiên cứu tài liệu, trong công việc thực tế tương lai.
Sau khi tốt nghiệp đào tạo Quản lý xây dựng tại Đại học Thủy Lợi, các Kỹ sư sẽ có khả năng: Điều hành, quản trị các hoạt động trong doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực liên quan xây dựng; Nắm vững các kiến thức chuyên môn, các phương pháp kỹ thuật trong công việc quản lý doanh nghiệp; đồng thời các bạn còn có kiến thức về kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế.
Đại học Thủy Lợi xây dựng chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng theo hệ thống tín chỉ với tổng 62 môn học tương đương với 145 tín chỉ. Trong đó, bao gồm: môn học bắt buộc: 137 tín chỉ, các môn học tự chọn: 8 tín chỉ .
Ngoài các kiến thức chuyên sâu của ngành, bạn còn được trang bị các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm để tạo điều kiện cho các bạn làm tốt các công việc khi ra trường..
Không phải nói đến xây dựng là khô khan mà ở dây các bạn sẽ được tiếp cận rất nhiều điều thú vị. Bạn không chỉ được thư giãn, rèn luyện kỹ năng qua các chương trình của Hội sinh viên trong trường phát động mà các bạn còn được thư giãn ngay trong cách truyền lửa đặc biệt của các thầy cô khi trên lớp học.
Điều đáng tự hào, ở Đại học Thủy Lợi, sinh viên ngành Quản lý xây dựng sẽ giảng dạy từ nhiều giảng viên dược đào tạo từ nước ngoài. Tất cả phương pháp giảng dạy cũng như chương trình đào tạo đều được tiếp cận những phương pháp tiên tiến, hội nhập quốc tế như: mô hình học tập theo nhóm, đóng kịch…
Học tập tại TLU, sinh viên có nhiều cơ hội nhận được học bổng của nhà trường, đến từ các doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc học tập của các bạn. Hơn nữa, các bạn còn có cơ hội được giao lưu quốc tế thông qua các chương trình liên kết hợp tác giữa TLU và các trường đại học, các tổ chức quốc tế.
Minh chứng cho việc này là, hằng năm tại TLU, các doanh nghiệp đều đến trực tiếp khoa Kinh tế và Quản lý thông qua các ngày hội việc làm để tìm kiếm nguồn nhân lực. Đây là cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc với các doanh nghiệp. Thậm chí, có những bạn sinh viên ngày từ năm 3 đại học đã được tuyển dụng và tham gia thực tập tại các doanh nghiệp.
3. Điểm chuẩn ngành Quản lý xây dựng tại Đại học Thủy Lợi (TLU)
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1) | Quản lý xây dựng | Quản lý xây dựng | 25.5 | 22.1 | 22.05 | 22.5 | 21.7 |
Ghi chú | Học bạ | Tốt nghiệp THPT; Điểm Toán: >=6.6; TTNV<=4 | Tiêu chí phụ 1 Điểm Toán ≥ 7.8 | Học bạ | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội việc làm
Năm 2019, Theo thống kê được của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Việt Nam giành tới 30% – 40% GDP của cả nước vào đầu tư xây dựng vào mỗi năm. Bởi vậy, dự báo nhu cầu cho nguồn nhân lực ngành xây dựng sẽ tăng từ 400.000 – 500.000 người, và tới năm 2030 sẽ khoảng 12 – 13 triệu người
Năm 2018, TLU có 93 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý xây dựng. Theo khảo sát của Khoa cho thấy tỷ lệ có việc làm sau 1 năm của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng đạt 98%, đây là một con số tỉ lệ khá cao. Cho nên, các bạn có thể thấy cơ hội việc làm cho các Kỹ sư chuyên ngành này là rất mở rộng. Một số đơn vị công tác sau tốt nghiệp như:
– Làm các công việc liên quan tới quản lý: quản lý tài chính, quản lý chất lượng, quản lý dự án trong các lĩnh vực xây dựng tại các sở/ ban/ ngành, Kho bạc, Ngân hàng, các Công ty – Chủ đầu tư.
– Làm công việc phụ trách về kỹ thuật, tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn thiết kế, Doanh nghiệp xây dựng, Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng, hoặc các Cơ quan kiểm toán: Tư vấn các lĩnh vực trong quản lý dự án xây dựng: Lập dự toán công trình; Lập, phân tích, và đánh giá dự án đầu tư; lập hồ sơ đấu thầu xây lắp; lập hồ sơ mời thầu; lập dự án thi công công trình; lập hồ sơ quyết toán và quyết toán công trình; lập hồ sơ hoàn công; hoặc kiểm toán thuộc lĩnh vực xây dựng; Thẩm tra và thẩm định các hồ sơ thiết kế, các dự án đầu tư xây dựng,tổng dự toán, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình;
– Tham gia giảng dạy chuyên ngành Quản lý xây dựng hoặc các ngành liên quan lĩnh vực xây dựng tại các trường Đại học, Cao đẳng,…
Hy vọng bài viết trên mang lại những thông tin hữu ích về ngành Quản lý xây dựng tới bạn đọc và quý bậc phụ huynh. Chúc các bạn có lựa chọn tốt cho ngành học tương lai của bản thân.