Đề Đánh giá năng lực 2021 ĐH Quốc gia Hà Nội (đề mẫu)
Xem chi tiết đề thi mẫu kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội dưới đây:
Mục lục
1. Đề thi mẫu
Phiếu trả lời trắc nghiệm: Link tải về
2. Nhận định đề thi
a, Nhận định phần định lượng:
Nội dung cần trả lời | Trả lời | Ghi chú khác | |
Độ phủ kiến thức trong đề tham khảo 2020 như thế nào?
|
– Tỷ lệ kiến thức của lớp 10, lớp 11, lớp 12. | Tỉ lệ kiến thức lớp 10:11:12=14%:20%:66% | |
– Các phần nội dung kiến thức xuất hiện trong đề thi so sánh với đề thi tốt nghiệp THPT | So với đề thi Tốt nghiệp THPT (kiến thức thi chủ yếu nằm trong lớp 12 và một số chuyên đề lớp 11) thì độ phủ của đề thi ĐHQGHN rộng hơn, gồm cả kiến thức lớp 10, 11, 12. Trong đó: – Lớp 10 bao gồm các chuyên đề về: Phương trình – Hệ phương trình; Bất phương trình, Hình học Oxy và Hàm số (liên quan tới Parabol). – Lớp 11 bao gồm các chuyên đề về: Lượng giác, Tổ hợp – Xác suất, Dãy số – cấp số cộng – Cấp số nhân, Đạo hàm, Giới hạn (tất cả các chuyên đề đại số và giải tích lớp 11), Hình học không gian (góc, khoảng cách, thiết diện) |
||
3. Đánh giá mức độ khó trong đề tham khảo
|
– Tỷ lệ các cấp độ nhận thức Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao trong đề thi | Tỉ lệ NB:TH:VD:VDC=8%:44%:42%:6% | |
– Phân tích các câu hỏi đặc biệt, các câu hỏi nổi bật | Câu 1: là câu đọc dữ liệu trên biểu đồ, dạng câu hỏi này chưa xuất hiện trong đề thì TN, tuy nhiên câu này ở mức độ dễ nên HS dễ dàng làm được Câu 2, 10, 13, 41 là các câu ứng dụng kiến thức: đạo hàm, tích phân, mũ, min – max vào giải quyết bài toán liên môn, thực tiễn. Các dạng bài này trong các đề thì THPT QG đã xuất hiện tuy nhiên đề TN THPT 2020 ít xuất hiện hơn. Tuy nhiên, với độ khó ở mức trung bình thì các câu này cũng không phải câu đánh đố với HS |
||
– So sánh với đề thi tốt nghiệp THPT | Đề TN có đủ cấp độ câu hỏi từ Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao, đề ĐGNL chủ yếu tập trung 2 mức độ câu hỏi là Thông hiểu và Vận dụng. Số lượng câu hỏi liên môn, vận dụng thực tế của đề ĐGNL nhiều hơn đề TN, với 10/50 câu. Các câu hỏi trong đề thi không sắp xếp từ dễ đến khó như đề thi Tốt nghiệp mà đan xem nhau. | ||
Nhận định chung về toàn bộ đề thi: | |||
– Về hình thức thi: Đề thi của ĐHQGHN các câu hỏi không chỉ là dạng trắc nghiệm khách quan (35 câu hỏi tử 1-35) mà còn có thêm dạng điền đáp án (15 câu hỏi từ 36-50).
– Độ phủ của đề thi: Các kiến thức nằm trong chương trình từ lớp 10 – 11 – 12. – Mức độ khó: Đề thi ĐHQGHN chủ yếu tập trung 2 mức độ câu hỏi là Thông hiểu và Vận dụng; số lượng câu hỏi liên môn, vận dụng thực tế chiếm % cao trong toàn bộ phần định lượng. Để làm tốt bài thi của ĐHQGHN, học sinh không những cần nắm chắc các kiến thức từ lớp 10-12 mà còn cần có chiến thuật làm bài hợp lí. |
|||
b, Nhận định phần định tính:
Nội dung cần trả lời | Trả lời | Ghi chú khác | |
Độ phủ kiến thức trong đề tham khảo 2020 như thế nào?
|
– Tỷ lệ kiến thức của lớp 10, lớp 11, lớp 12. | Phần tư duy định tính kiểm tra kiến thức về Văn học và Tiếng Việt của học sinh, đặc biệt thông qua kĩ năng đọc hiểu văn bản. Phạm vi kiến thức trải dài từ lớp 10 đến lớp 12. – Đọc hiểu văn bản (51-70, 86-100; 35/50 câu = 70%): Đề có nhiều ngữ liệu đọc hiểu, bao gồm cả những văn bản trong và ngoài sách giáo khoa. Độ dài của các văn bản phù hợp với quỹ thời gian của đề. + Nhóm văn bản thuộc chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT: Các văn bản thuộc chương trình SGK chiếm tỉ lệ lớn. Các văn bản này chủ yếu thuộc chương trình Ngữ văn 12 (Sóng, Đất Nước, Rừng xà nu,…), ngoài ra còn có một số văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 11 (Chữ người tử tù, Chí Phèo). Đề thi có sự xuất hiện của cả những văn bản văn học thuộc phần kiến thức đọc thêm (Chiều xuân – Anh Thơ) hoặc đã giảm tải (Câu 90: tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”). + Nhóm văn bản nằm ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT: Các văn bản được lựa chọn đưa vào thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống (Ví dụ như lĩnh vực Sinh học “Bí mật sinh tồn ở sinh vật” hay lĩnh vực Văn hóa “Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội”.) Những văn bản này nhìn chung khá dễ hiểu đối với các em học sinh lớp 12. Đi theo mỗi văn bản là những câu hỏi kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh. Số lượng câu hỏi đi theo ngữ liệu là 1 câu (đối với các câu hỏi từ 86 đến 100) hoặc 5 câu (đối với các câu hỏi từ 51 đến 70). Những câu hỏi này hỏi về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Cụ thể là nội dung chính, chủ đề của văn bản, nhân vật, hình ảnh, giọng điệu, bút pháp, các biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, nghệ thuật, phép liên kết, nghĩa của từ, thao tác lập luận,… Có thể thấy, để trả lời được những câu hỏi này, học sinh phải vận dụng những kiến thức về Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn đã được học. – Tiếng Việt (71-78; 8/50 câu = 16%): Các câu hỏi kiểm tra kiến thức Tiếng Việt này chủ yếu là kiểm tra về kiến thức dùng từ. Từ hiểu biết về nghĩa của từ và cách dùng từ, học sinh phải chọn từ/ cụm từ dùng sai, những từ không cùng nhóm với các từ còn lại hoặc chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu. – Văn học (câu 79, 80; 2/50 câu = 4%): Kiến thức về trào lưu, khuynh hướng văn học. Kiến thức Văn học chủ yếu rơi vào lớp 11. |
|
– Các phần nội dung kiến thức xuất hiện trong đề thi so sánh với đề thi tốt nghiệp THPT | – Phạm vi kiến thức rộng hơn (có cả lớp 10, 11), tăng tỉ lệ những văn bản nằm ngoài SGK. – Tập trung kiểm tra đánh giá kiến thức Tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, không kiểm tra kĩ năng Làm văn của học sinh. |
||
3. Đánh giá mức độ khó trong đề tham khảo
|
– Tỷ lệ các cấp độ nhận thức Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao trong đề thi | Chủ yếu nằm ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu. Tỉ lệ |
|
– Phân tích các câu hỏi đặc biệt, các câu hỏi nổi bật | HS sẽ dễ bị mất điểm ở các câu hỏi về kiến thức Tiếng Việt vì trong những đề thi tốt nghiệp hay thi THPT QG trước đây, kiến thức Tiếng Việt chiếm tỉ lệ rất thấp, vì vậy mà học sinh thường bỏ qua phần kiến thức này. Những câu hỏi kiến thức Tiếng Việt trong đề thi mẫu khá khó, vì đó đều là kiến thức về dùng từ khá khó để nhận diện. |
||
– So sánh với đề thi tốt nghiệp THPT | |||
Nhận định chung về toàn bộ đề thi: | |||
Đề thi phù hợp với mục đích đánh giá năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học của HS. Không chú trọng việc học thuộc. HS chỉ cần nắm vững kiến thức trong SGK là có thể làm được phần Tư duy định tính. |
c, Nhận định phần thi Khoa học Xã hội:
– Phần Khoa học:
Nội dung cần trả lời | Vật lí | Hóa học | Sinh học | |
Độ phủ kiến thức trong đề tham khảo 2020 như thế nào? | – Tỷ lệ kiến thức của lớp 10, lớp 11, lớp 12. | – Không có câu hỏi thuộc kiến thức lớp 10. – Tỉ lệ câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11 và 12 là: 30% – 70% |
– Tỉ lệ kiến thức lớp 11:12 là: 30% – 70% | – Tỉ lệ kiến thức 11/12 là 30% – 70% |
– Các phần nội dung kiến thức xuất hiện trong đề thi so sánh với đề thi tốt nghiệp THPT | - Lớp 11: 3 câu (chiếm 20% số câu hỏi Vật lí): thuộc chương Dòng điện không đổi, Từ trường và chương Khúc xạ ánh sáng. - Lớp 12: 7 câu (chiếm 70 % số câu hỏi Vật lí) phủ đều 7 chương của Vật lí 12 bao gồm: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều, Dao động và sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng và Vật lí hạt nhân. – Nội dung câu hỏi có dạng thức tương tự như các câu hỏi xuất hiện trong đề thi TN THPT, tuy nhiên tập trung nhiều hơn vào các nội dung kiến thức có tính ứng cao trong đời sống và trong kĩ thuật. |
– Trong đó: kiến thức lớp 11 (3 câu): + Bao gồm phần kiến thức Hiđrocacbon, Nitơ và hợp chất Nitơ, độ dẫn điện. Cả 3 câu hỏi đều thuộc cấp độ nhận biết thông hiểu. – Kiến thức lớp 12 (7 câu): thuộc các chương este – lipit, tổng hợp hóa hữu cơ ( nhiệt phân muối nitrat của Cu, Ag), polime, protein – peptit, kim loại kiềm và hợp chất, Cu và hợp chất. so với đề thi TN THPT thì nội dung các câu hỏi hầu hết là tương tự, tuy nhiên trong đề mẫu này có xuất hiện 1 câu về độ hụt khối (câu 132) có nội dung khác với đề thi TN THPT, học sinh cần dựa vào đồ thị và cần phân tích sâu về đồ thị mới có thể làm được. |
Nội dung “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” có trong đề thi tốt nghiệp THPT nhưng không có trong đề thi mẫu ĐHQGHN mặc dù nội dung này là nội dung khá quan trọng và thường chiếm tỉ trọng cao trong đề thi tốt nghiệp THPT. Các nội dung còn lại như: thực vật, động vật (lớp 11) và cơ chế di truyền biến dị, di truyền học người, ứng dụng di truyền học, tiến hóa, sinh thái (lớp 12) đều có trong đề thi mẫu ĐHQGHN. |
|
3. Đánh giá mức độ khó trong đề tham khảo
|
– Tỷ lệ các cấp độ nhận thức Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao trong đề thi | -Tỉ lệ các câu hỏi theo cấp độ nhận thức là Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao = 2:4:3:1 | – tỉ lệ nhận biết: thông hiểu: vận dụng : vận dụng cao là : 2:3:4:1 | Tỉ lệ: 2 NB – 5 TH – 2 ND – 1 VDC |
– Phân tích các câu hỏi đặc biệt, các câu hỏi nổi bật | Trong đề thi mẫu ĐHQG Hà Nội phần Vật lí có 1 câu hỏi dạng điền đáp án thuộc nội dung chương 3, Điện xoay chiều ở Vật lí 12. Đây là một câu hỏi thuộc có dạng toán khá quen thuộc và phổ biến trong đề thi THPT QG các năm trước đó, tuy nhiên với hình thức điền đáp án, học sinh bắt buộc phải giải và tìm đáp án chính xác của câu hỏi chứ không thể sử dụng phương pháp loại đáp án như đối với câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn thông thường. | trong đề thi mẫu ĐHQG HN phần hóa học có 1 câu hỏi về độ hụt khối của hợp chất của Cu có khác biệt so với đề thì TN THPT quốc gia: thông qua đồ thị, học sinh cần phân tích mối liên hệ giữa độ hụt khối và nhiệt độ nung thì mới có thể giải được bài toán. việc này đòi hỏi học sinh vừa kết hợp nắm chắc kiến thức cơ bản và khả năng phân tích đồ thị. |
Dạng câu hỏi tương tự như đề thi tốt nghiệp, duy chỉ có câu 150 điền đáp án là dạng mới. Ở đề thi tốt nghiệp THPT, nội dung di truyền học người thường được đưa ra dưới dạng sơ đồ phả hệ, nhưng với đề mẫu ĐHQGHN thì nội dung này lại được diễn giải bằng lời văn, yêu cầu HS cần phải vẽ sơ đồ, tính toán ra đáp án và điền. | |
– So sánh với đề thi tốt nghiệp THPT | – Phạm vi kiến thức mà học sinh phải ôn tập là như nhau. – Nội dung câu hỏi lớp 11 chủ yếu ở cấp độ nhận biết và thông hiểu, câu hỏi khó chủ yếu nằm trong chương trình Vật lí 12. – Số lượng câu hỏi ít (10 câu Vật lí/ 50 câu của phần thi khoa học) – Không có sự sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó như trong đề thi tốt nghiệp THPT |
– So sánh với đề tốt nghiệp – Giống nhau: + Phạm vị kiến thức mà HS cần ôn tập là như nhau. + các câu hỏi thuộc kiến thức lớp 11 chủ yếu là thuộc câu Nhận biết/thông hiểu, không có câu Vận dụng cao. Khác nhau + Câu vận dụng cao thuộc kiến thức lớp 12. + Có xuất hiện câu hỏi sơ đồ với cách hỏi khác so với đề thi TNTHPTQG. + Số lượng câu hỏi ít hơn. + Có câu điền đáp án là dạng mới. |
Đề mẫu ĐHQGHN có độ dễ hơn so với đề tốt nghiệp THPT. Đề ĐHQGHN các câu chủ yếu ở cấp độ NB, TH, các câu ở phần vận dụng cũng không quá khó khăn. Ở đề thi tốt nghiệp THPT, tỉ lệ các câu về quy luật di truyền nhiều và chủ yếu tập trung ở cấp độ VD-VDC mà đề ĐHQGHN không có. Đề ĐHQGHN có tỉ lệ lí thuyết cao, chỉ có duy nhất câu 150 là bài tập. Đề tốt nghiệp THPT thường có tỉ lệ lí thuyết / bài tập là 1:1 |
|
Nhận định chung về toàn bộ đề thi: | Đề có 10 câu hỏi, nội dung câu hỏi đa dạng, thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Kiến thức tập trung ở lớp 11, 12. Có 1 câu thuộc cấp độ Vận dụng cao, thuộc kiến thức lớp 12. |
– Độ khó thấp hơn đề tốt nghiệp THPT. – Nội dung “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” không có. – Câu hỏi điền đáp án là dạng mới. |
– Phần Xã hội:
Nội dung cần trả lời | Lịch sử | Địa lí | |
Độ phủ kiến thức trong đề tham khảo 2020 như thế nào? | – Tỷ lệ kiến thức của lớp 10, lớp 11, lớp 12. | – Tỉ lệ kiến thức 11/12 là 20% – 80% – Tỉ lệ Lịch sử thế giới – lịch sử Việt Nam là 20% – 80% |
– Tỉ lệ kiến thức 11/12 là 20% – 80% – Tỉ lệ câu hỏi kĩ năng – lí thuyết là 20% – 80% |
– Các phần nội dung kiến thức xuất hiện trong đề thi so sánh với đề thi tốt nghiệp THPT | Độ phủ đề thi khá rộng, đảm bảo cả lớp 11 và 12 đều có cả lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Phần lịch sử Việt Nam lớp 12 có 3/7 câu thuộc phần lịch sử Việt Nam từ 1919 – 1930, phần lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 và 1954 đến 1975 mỗi phần có 2 câu. Đề thi không có câu hỏi trong phần lịch sử Việt Nam 1975 đến 2000. Nhìn chung độ phủ kiến thức tương đồng với đề tốt nghiệp THPT. | Phần địa lí 11 nội dung câu hỏi thuộc chuyên đề Địa lí khu vực và quốc gia. Phần địa lí 12, trừ phần địa lí dân cư không có câu hỏi những chuyên đề còn lại là địa lí tự nhiên, địa lí ngành kinh tế, vùng kinh tế và kĩ năng thực hành địa lí mỗi chuyên đề có 2 câu hỏi. So với đề thi tốt nghiệp không có kiến thức lớp 11 thì đề ĐGNL của ĐHQG HN có độ phủ rộng hơn |
|
3. Đánh giá mức độ khó trong đề tham khảo
|
– Tỷ lệ các cấp độ nhận thức Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao trong đề thi | – Tỉ lệ là : 5 NB – 2 TH – 2 VD – 1 VDC | – Tỉ lệ là :3 NB – 3TH – 3 VD – 1 VDC |
– Phân tích các câu hỏi đặc biệt, các câu hỏi nổi bật | Dạng câu hỏi đa dạng hơn đề thi tốt nghiệp, có một số dạng mới như: sắp xếp sự kiện, dựa vào bảng số liệu hoặc đoạn tư liệu để trả lời câu hỏi. Những câu hỏi không yêu cầu học sinh nhớ chi tiết sự kiện nhưng phải có năng lực tư duy để so sánh, sắp xếp các sự kiện theo tiến trình lịch sử. | Dạng câu hỏi tương đồng với đề thi tốt nghiệp, chủ yếu đánh giá năng lực ghi nhớ, phân tích và tổng hợp vấn đề. | |
– So sánh với đề thi tốt nghiệp THPT | Đề ĐGNL có độ khó nhỉnh hơn đề tốt nghiệp, căn cứ vào tỉ lệ câu hỏi vận dụng và vận dụng cao chiếm 30% so với đề tốt nghiệp chỉ chiếm 22,5%. Độ phủ kiến thức tương đương nhưng đề ĐGNL có nhiều dạng câu hỏi mới lạ. | DĐề ĐGNL có độ khó cao hơn đề tốt nghiệp, so sánh tỉ lệ câu hỏi VD và VDC của đề là 40% trong khi tỉ lệ này ở đề tốt nghiệp chỉ chiếm 25%, ngoài ra phạm vi kiến thức của đề ĐGNL lớn hơn khi có cả các câu hỏi lớp 11. | |
Nhận định chung về toàn bộ đề thi: | – Độ phủ kiến thức tương đồng với đề thi tốt nghiệp – Độ khó cao hơn – Có nhiều dạng câu hỏi mới lạ. |
-Độ phủ kiến thức tương đồng với đề thi tốt nghiệp 2020 – Độ khó hơn hẳn, không có dạng câu hỏi mới – Đánh giá năng lực ghi nhớ, so sánh, phân tích tổng hợp vấn đề. |
(Nhận định bởi giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI)