Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 12, 2024

Scroll to top

Top

Review Ngành Quản trị thương hiệu – Xu thế phát triển trong thời đại mới

Song song với những chiến lược marketing, quảng cáo để tăng doanh số bán sản phẩm, dịch vụ. Thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân được tập khách hàng của mình. Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư hơn cho việc xây dựng thương hiệu của sản phẩm, đây có thể được coi là Xu thế phát triển của ngành Quản trị thương hiệu trong thời đại mới. Vậy Quản trị Thương hiệu là gì? Cần có tố chất gì để theo học ngành Quản trị Thương hiệu?

(Ảnh minh họa)

1. Ngành Quản trị Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một khái niệm vô hình và trừu tượng, nó không đơn giản chỉ là một cái tên, một câu slogan, một cái logo,…Thương hiệu là những gì mà khách hàng nghĩ đến khi nhắc về sản phẩm hoặc một doanh nghiệp. Thương hiệu là công cụ hàng đầu giúp các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nếu xét trên khía cạnh thương hiệu của một công ty, nó sẽ là đội ngũ nhân viên, văn hóa công ty, nhà đầu tư, các cấp lãnh đạo, sản phẩm của công ty đó…Nếu xét trên góc độ một sản phẩm, hàng hóa, thương hiệu sẽ bao gồm: Chất lượng, bao bì, logo, slogan, dịch vụ hậu mãi…Nó là những thứ được hiện hữu trong tâm trí khách hàng khi nhớ về sản phẩm.

Ví dụ khi nói về thương hiệu Samsung, hoặc Apple người ta sẽ nghĩ ngay đó là 2 tập đoàn công nghệ đứng đầu thế giới. Hay như Cocacola, Pepsi là những hãng nước uống hàng đầu… và họ là đối thủ cạnh tranh của nhau. 

Thương hiệu có thể coi là tài sản giá trị nhất của một doanh nghiệp, đôi khi người ta mua một sản phẩm không đơn thuần là mua các tính năng của sản phẩm, mà là mua thương hiệu của nó. Bởi vậy mới có những fan cuồng “Táo”, fan cuồng GUCCI, LV…

Nhắc đến thương hiệu Samsung người ta sẽ nghĩ ngay đến những sản phẩm công nghệ của họ

Người làm Quản trị Thương hiệu (Brand manager) là người đưa ra những chiến lược, hoạch định hướng đi đúng đắn cho sản phẩm của công ty mình, tạo được sự đồng nhất trong thương hiệu, tạo thiện cảm luôn hiện hữu trong tâm trí người tiêu dùng.

Tùy vào từng trường mà chương trình đào tạo ngành Quản trị Thương hiệu có thể khác nhau đôi chút, tuy nhiên sẽ có những kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu, đảm bảo khi ra trường họ sẽ là những cử nhân làm được công việc về Quản trị Thương hiệu. Những kiến thức bao gồm:

– Marketing căn bản;

– Hành vi khách hàng;

– Quan hệ với khách hàng;

– Chiến lược thương hiệu;

– Quản trị thương hiệu;

– Định giá và chuyển nhượng thương hiệu;

– Truyền thông marketing;

– Quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế…

2. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Quản trị Thương hiệu khi ra trường

Nếu như ngày xưa các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra doanh số trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Thì trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới, đã có nhiều doanh nghiệp chú tâm đến việc tạo dựng bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân ngành Quản trị thương hiệu có thể làm các công việc phù hợp với ngành học của mình như:

– Các dự án Quản trị thương hiệu;

– Các công việc liên quan đến truyền thông, marketing, quảng cáo và xúc tiến thương mại, quan hệ công chúng;

– Các công việc quản trị chiến lược, lên chính sách và các kế hoạch kinh doanh;

– Trở thành giảng viên làm việc tại các trường học, đơn vị đào tạo về Quản trị thương hiệu.

Những cơ quan, tổ chức mà cử nhân ngành Quản trị thương hiệu có thể làm việc bao gồm:

– Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ;

– Các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các trường học;

– Các Sở Công thương, các bệnh viện, đơn vị sở hữu trí tuệ, các đơn vị quản lý thị trường hoặc các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

3. Mức lương của ngành Quản trị Thương hiệu có cao không?

Như đã nói ở trên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, các công ty, tổ chức ngày càng chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho mình. Để có thể làm tốt công việc của một chuyên gia thương hiệu, cần có những kiến thức và sự hiểu biết chuyên sâu về bản chất của thương hiệu. Từ đó xây dựng ra các chiến lược cụ thể, những bước đi đúng hướng nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu của sản phẩm và cả doanh nghiệp của mình. Đây là cơ hội lớn cho những sinh viên theo học ngành Quản trị thương hiệu sau khi ra trường.

Thực tế sinh viên thương hiệu có thể rẽ ngang làm rất nhiều công việc liên quan đến truyền thông, thương hiệu, marketing… Còn ở nước ta, những công ty thực sự có phòng Quản trị thương hiệu riêng không nhiều, đa phần chỉ có những tập đoàn lớn hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài họ sẽ có hướng làm bài bản và cụ thể cho thương hiệu. Nếu làm đúng chuyên ngành, một chuyên gia Quản trị thương hiệu có thể có mức lương từ 1000 đến 2000 USD trở lên. Nếu giữ vị trí từ cấp quản lý, mức lương thường dao động từ 3000 USD trở lên. Còn đối với những sinh viên mới ra trường, hoặc ở cấp nhân viên sẽ có mức lương từ 300 – 400 USD trở lên. 

Nếu tìm việc làm liên quan đến thương hiệu tại các trang tuyển dụng, ta có thể thấy vô vàn những thông tin tuyển nhân sự đến từ các công ty lớn với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Rất nhiều đơn vị tuyển dụng các công việc trong ngành thương hiệu với mức lương hấp dẫn

4. Những trường đào tạo ngành Quản trị Thương hiệu?

Hiện nay chỉ có các khóa học về thương hiệu, không có nhiều trường đại học đưa ngành Quản trị thương hiệu vào đào tạo chính quy. Có thể coi đây là cơ hội lớn cho những ai theo học một chương trình đào tạo chính quy tại các trường đại học. Một số trường đại học đưa ngành Quản trị thương hiệu vào giảng dạy tiêu biểu như:

Đại học Thương Mại: Đưa vào đào tạo bộ môn Quản trị thương hiệu từ những năm 2008. Đến năm 2010, Trường chính thức tuyển sinh hệ đào tạo chính quy chuyên ngành Quản trị thương hiệu. Có thể coi Đại học Thương Mại là một trong những đơn vị đầu tiên ở Việt Nam đào tạo về Quản trị thương hiệu.

Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM: Là trường đại học ở khu vực phía Nam, đây sẽ là lựa chọn tốt cho những thí sinh muốn theo học ngành Quản trị thương hiệu. Sinh viên sẽ được học những môn tiêu biểu như: Quản trị thương hiệu; Quan hệ công chúng; Nhượng quyền thương hiệu; Tổ chức sự kiện; Quảng cáo & khuyến mại; Marketing dịch vụ…

Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội: Năm 2021 lần đầu tiên đưa vào đào tạo, tuy nhiên với vị thế là chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, với chương trình đào tạo chất lượng, đây sẽ là lựa chọn của rất nhiều thí sinh khi muốn theo học ngành này.

Dịch vụ tư vấn chọn ngành – chọn trường VIP 1:1

Cuối cùng, bạn nào còn đang băn khoăn chưa biết chọn ngành nghề gì cho phù hợp với năng lực, điều kiện kinh tế, sở thích cá nhân. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho Hướng nghiệp tại buổi tư vấn cùng chuyên gia để có những định hướng đúng đắn nhất tại đây nhé: https://bit.ly/tuvan11_cgvukhacngoc_huongt5.

Tin tức mới nhất