Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 12, 2024

Scroll to top

Top

Thí sinh đạt điểm cao ĐGNL vẫn thi lại đợt sau, có nên tham gia thi nhiều lần?

Kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2 cho Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức đã khép lại. Tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy, hơn 66% thí sinh dự thi đợt 2 cũng đã thi cả đợt 1, trong đó có những em đã có kết quả rất cao. Vậy tại sai các em vẫn tham gia thi tới 2 lần?

1. Tại sao thí sinh vẫn thi đợt 2 dù đã đạt kết quả cao ở đợt 1?

Theo thống kê của ĐHQG TP.HCM, tổng số thí sinh tham gia dự thi đợt 2 là 38.776 thí sinh, trong đó có tới 26.700 thí sinh dự thi cả 2 đợt (chiếm trên 66% tổng thí sinh). Khảo sát trực tiếp tại địa điểm thi cho thấy, các thí sinh dù đã đạt kết quả rât cao ở đợt 1 vẫn quyết tâm thi đợt 2 để cải thiện điểm số.

Cụ thể, em Nguyễn Thiên Hải (Trường Trung học thực hành Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) đã đạt 800 điểm ở kỳ thi đợt 1, tuy nhiên em vẫn dự thi đợt 2 với hy vọng bứt phá ở mức 900, tăng cơ hội trúng tuyển vào ngôi trường mơ ước như Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCMĐại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM và Đại Học Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM. Một số em khác cũng có nguyện vọng nâng điểm từ 600 lên 700-750 điểm, hay 770 điểm lên mức cao hơn.

Các chuyên gia cũng nhận định: thực tế các năm trước, mức điểm thi của thí sinh ở 2 đợt hầu như không có nhiều thay đổi do đề thi đánh giá đúng năng lực của thí sinh chứ không tập trung vào luyện đề, học thuộc lòng quá nhiều.

Trước những ý kiến này, việc dự thi nhiều đợt có thực sự hiệu quả hay đang lãng phí thời gian, tiền bạc của thí sinh?

2. Thí sinh có nên thi Đánh giá năng lực làm nhiều đợt?

Việc thi 1 hay 2 đợt không quan trọng, quan trọng là mục tiêu của em là gì, việc thi nhiều đợt có cải thiện được điểm số và giúp em đỗ vào ngôi trường mơ ước hay không?

Trước hết, nếu mục tiêu chính của em là kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi Đánh giá năng lực chỉ là một phương thức dự phòng thì em chỉ nên chọn 1 đợt thi phù hợp với lộ trình học tập của mình. Bởi lẽ, nếu thi cả 2 đợt, em sẽ bị phân tán quá nhiều thời gian và không thể đạt được kết quả tốt cho kỳ thi chính là tốt nghiệp THPT. Do chỉ thi 1 đợt, em cần dành một khoảng thời gian nhất định để tập trung ôn tập trước kỳ thi. Tùy vào tiến độ học tập trên lớp của bản thân mà em chọn thời gian thi đợt 1 hay đợt 2 cho phù hợp.

Nếu mục tiêu chính của em là phương thức xét tuyển bằng kết quả thi Đánh giá năng lực, em có thể suy nghĩ tới việc thi 2 đợt. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng có điều kiện kinh tế để dự thi đủ cả 2 đợt, do đó chiến lược thi cử cũng cần được cân nhắc hợp lý.

– Trong trường hợp tại đợt thi 1, em chưa học hết chương trình hoặc chưa đủ thời gian ôn tập thì không nên dự thi, vì lúc này kiến thức của em còn hổng rất nhiều, khó có thể đạt kết quả cao. Những bạn có điều kiện hơn thì có thể thi đợt 1 để sàng lọc, làm quen với không khí, áp lực phòng thi cũng như cách phân bổ thời gian làm bài họp lý.

– Nếu thi đợt 1 em đã đạt kết quả đủ tốt và việc ôn tập không có sự cải thiện thì tham gia thi đợt 2 khó mà cải thiện điểm số, em cũng không nên học tủ các phần có trong đề đợt 1 vì đề thi 2 đợt có sự thay đổi, không tập trung vào một chương cụ thể nào. Tuy nhiên, nếu đợt thi 1 để lại tiếc nuối, em có thời gian rà soát và ôn tập kỹ kiến thức, tăng tư duy xử lý dạng bài khó thì đợt thi thứ 2 là một lợi thế “khủng” để em gia tăng điểm số, tăng cơ hội giành suất vào “cánh cổng” đại học.

Tóm lại, việc tham gia thi Đánh giá năng lực vào lúc nào, thi như thế nào là phụ thuộc vào năng lực, mục tiêu và lộ trình của chính thí sinh. Đặc biệt, nhiều trường đại học sẽ quy định rõ là chỉ lấy điểm thi đợt 1 hay lấy điểm thi 1 trong 2 đợt, các thí sinh phải thật cẩn thận để không mắc sai lầm mà mất cơ hội vào trường đại học mong muốn nhé!

Bên cạnh lộ trình học, việc chọn đúng trường, đúng ngành cũng quan trọng không kém. Nếu gặp khó khăn trong chọn ngành, chọn trường, các em có thể tham khảo chương trình tư vấn hướng nghiệp cùng chuyên gia giàu kinh nghiệm Vũ Khắc Ngọc. Tại đây, các em sẽ được thực hiện những bài kiểm tra tính cách chọn nghề nghiệp, học sinh và phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp với chuyên gia và lắng nghe lời khuyên bổ ích về ngành nghề, trường đại học phù hợp nhất với bản thân dựa trên năng lực, sở thích hay cơ hội nghề nghiệp tương lai…

>> Đăng ký đặt lịch tư vấn VIP 1:1 với chuyên gia: https://tuvantuyensinh.hocmai.vn/chuyen-gia-vu-khac-ngoc-tu-van-1-1

Tuyển sinh 2022: Điểm sàn phương thức xét điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM

Tuyển sinh 2022: Danh sách các trường xét tuyển bằng điểm đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM

Tags

Tin tức mới nhất