Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 25, 2024

Scroll to top

Top

Tuyển sinh 2022: Bộ GD&ĐT giải đáp nỗi lo bất bình đẳng khi xét tuyển ĐH, CĐ bằng IELTS

Trong xu hướng đa dạng hóa phương thức tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2022, nhiều phụ huynh, học sinh bày tỏ những lo lắng, bất cập khi các trường đưa phương thức sử dụng chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL… vào xét tuyển. Điều này có thể gây bất bình đẳng bởi không phải thí sinh nào cũng có đủ điều kiện ôn thi IELTS, nhất là nông thôn hay các vùng có điều kiện khó khăn. Hãy cùng lắng nghe những nhận định của Bộ GD-ĐT về vấn đề này!

(Ảnh sưu tầm)

Xem thêm: Tuyển sinh 2022: Phương thức tuyển sinh là gì? Các phương thức xét tuyển được sử dụng trong kỳ tuyển sinh 2022

Xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL,…) không phải phương thức duy nhất

Hiện nay, bên cạnh các chương trình đào tạo tiêu chuẩn bằng tiếng Việt, các trường còn mở thêm các chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, liên kết quốc tế giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, do đó việc sử dụng tiêu chí xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo chất lượng đầu vào, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, phương thức sử dụng chứng chỉ quốc tế không phải phương thức duy nhất, và chiếm tỉ lệ không cao trong chỉ tiêu xét tuyển của các trường, do đó các thí sinh không có chứng nghỉ ngoại ngữ vẫn có nhiều cơ hội.

Tiêu biểu như tại Đại Học Ngoại Thương, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thu Hương – Phó Hiệu trưởng đã có chia sẻ trước báo chí, chỉ tiêu nhà trường dành cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt với các phương thức 1, 4, 5, 6 (phương thức không sử dụng Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế) lên tới 65%. Các thí sinh nên tập trung cho các phương thức khác nếu chưa kịp thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Tham khảo thông tin tuyển sinh 2022 của nhà trường TẠI ĐÂY

Trước nỗi lo thí sinh gặp thiệt thòi nếu các trường thêm tiêu chí IELTS, TOEFL,…, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cũng giải đáp như sau: “Việc tuyển sinh luôn tuân thủ nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp theo các ngành nghề lĩnh vực và phương thức tuyển sinh mà các trường áp dụng, và quan trọng là cũng tùy thuộc nguyện vọng đăng ký của thí sinh vào các phương thức. Do vậy, nếu thí sinh không trúng tuyển ở phương thức này, vẫn có cơ hội trúng tuyển bằng phương thức khác theo đúng năng lực của thí sinh, trong bối cảnh cạnh tranh với các thí sinh khác có cùng nguyện vọng”.

TOPUNI 2025  GIẢI PHÁP LUYỆN THI ĐẠI HỌC TOÀN DIỆN

✅ Chắc vé Đại học TOP với lộ trình luyện thi toàn diện

✅ Giảm 2/3 gánh nặng thi cử nhờ hệ thống đầy đủ kiến thức theo sơ đồ tư duy

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện

 width=

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT

Sẽ không có nhiều thay đổi trong tuyển sinh ĐH 2022

Theo số liệu thống kê năm 2021 của Bộ GD-ĐT, số lượng thí sinh nhập học theo 1 trong 2 phương thức sử dụng kết quả tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập THPT (học bạ) lên tới 90%, các phương thức khác tổng số chưa đến 10%, xu thế này gần như không thay đổi nhiều trong 2 năm qua.

Tình hình dịch Covid-19 chưa thể không chế hoàn toàn, chưa đủ thuận lợi để tổ chức thi riêng hay ĐGNL một cách phổ biến, do đó tỉ lệ nhập học với các phương thức có thể vẫn tương đối ổn định như giai đoạn 2020-2021.

Bộ cũng khuyến cáo các trường cần đảm bảo tính ổn định, hạn chế việc gây xáo trộn, biến động quá lớn khi đưa ra phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, ôn luyện của thí sinh.

Bà Thủy cũng nhấn mạnh, “Khi có những thay đổi lớn thì các trường cần thông báo trước với xã hội, dự trù thời gian để thí sinh có thời gian chuẩn bị cho việc ôn luyện. Các tiêu chí tuyển sinh cần phù hợp với ngành đào tạo và phân loại được thí sinh, việc xét tuyển thực hiện trên cùng thang đo, trên một mặt bằng chung nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, tăng cường cả chất lượng đào tạo, để xây dựng và khẳng định uy tín của nhà trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, giảm áp lực cho thí sinh, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo, các vùng miền, khu vực”

Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng các em đã yên tâm hơn để yên tâm ôn tập, có những ôn tập, định hướng rõ ràng hơn cho mình, đừng để nhiều thông tin trên mạng xã hội làm hoang mang, mất tinh thần nhé!

Tuyển sinh 2022: Giải mã “bài toán” lựa chọn phương án xét tuyển ĐH, CĐ

Tin tức mới nhất