Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 21, 2024

Scroll to top

Top

Tuyển sinh 2023: Giải mã “bài toán” lựa chọn phương án xét tuyển ĐH, CĐ

Trong đề án tuyển sinh năm 2022 của các trường ĐH, hàng loạt phương án tuyển sinh được công bố khiến cả phụ huynh lẫn học sinh như “lạc lối” trong “mê cung”, đau đầu không biết nên chọn phương thức xét tuyển nào, hay chưa hiểu rõ phương thức đó là gì. Hãy cùng huongnghiep.hocmai.vn thử giải mã “mê cung” này nhé!

Ảnh minh họa

Xem thêm: Tuyển sinh 2023: Phương thức tuyển sinh là gì? Các phương thức xét tuyển được sử dụng trong kỳ tuyển sinh 2022

Bắt đầu từ năm 2020, Bộ GD&ĐT chính thức đổi tên kỳ thi THPT QG thành kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT. Dù vẫn được các trường ĐH, CĐ sử dụng trong xét tuyển, nhưng theo như khuyến cáo của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH chỉ nên sử dụng điểm tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, ngoài ra nên sử dụng thêm các hình thức tuyển sinh khác để đảm bảo được chất lượng đầu vào thí sinh tốt hơn.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, có tới khoảng 20 phương thức xét tuyển được các trường đưa vào sử dụng. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Vậy thí sinh nên làm gì để không lạc lối trong “mê cung” tuyển sinh này, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ, lời khuyên bổ ích ngay sau đây.

1. Bình tĩnh đánh giá tình hình

Việc tiếp nhận quá nhiều thông tin, thay đổi trong thời gian ngắn chắc hẳn đã ảnh hưởng tới tâm lý của các em, gây hoang mang lo lắng. Hãy giữ bình tĩnh, lạc quan để tập trung cho học tập và phân tích các phương án thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất cứ lựa chọn nào nhé! Thực ra nếu đánh giá một cách tích cực, lạc quan thì việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh giúp các em có nhiều lựa chọn hơn trong tuyển sinh, phải không nào?

2. Khoanh vùng trường, ngành học mong muốn

Theo ông Nguyễn Thanh Chương – Hiệu phó Đại học Giao thông Vận tải, các em học sinh trước hết nên tự xác định rõ sở thích của mình, muốn lựa chọn theo ngành học nào, hay phù hợp với ngành học nào. Từ đó khoanh vùng các trường đại học có giảng dạy ngành đó, sắp xếp các trường theo thứ tự điểm chuẩn của các năm trước để dễ đánh giá năng lực của mình. Thao tác này sẽ giúp các em chọn được trường phù hợp với khả năng của mình.

Thực hiện trắc nghiệm tính cách chọn ngành phù hợp TẠI ĐÂY

3. Đi sâu vào tìm hiểu phương án tuyển sinh

Sau khi đã khoanh vùng được các ngành, trường mong muốn, các em mới đi sâu vào tìm hiểu về các phương thức tuyển sinh của trường, chỉ tiêu cho từng ngành/phương thức, các tổ hợp môn, tiêu chí phụ là gì?… Các em nên tìm hiểu trên website của trường hoặc các trang thông tin chính thống, tránh tiếp nhận các thông tin sai lệch. Thông thường tất cả thông tin chi tiết sẽ được trường công bố trong đề án tuyển sinh của trường, tối thiểu trong khoảng từ tháng 2 tới tháng 3, các em không phải lo lắng việc sẽ thiếu thông tin.

Đừng để lạc lối bởi nhiều nguồn thông tin, các em hãy tìm hiểu kỹ càng và chỉ tập trung vào các phương thức xét tuyển mà bản thân đủ điều kiện mà thôi. Dù có những trường áp dụng tới 5-7 phương thức, nhưng có những phương thức không phải bạn nào cũng đủ phù hợp như xét tuyển với bạn chuyên năng khiếu, tài năng thể thao, HSG tỉnh, quốc gia,… Sau khi tìm thấy khoảng 2-3 phương thức hoàn toàn phù hợp, các em mới đi vào so sánh, cân nhắc phương thức nào dễ đáp ứng mình hơn để có lộ trình ôn tập, xét tuyển cho mình.

4. Đọc thông tin từ giản lược tới chi tiết

Các thí sinh nếu ngay từ đầu đã đi đọc hết đề án tuyển sinh thì chắc chắn sẽ rối não vì lượng thông tin khổng lồ, khó tiếp thu. Phụ huynh, học sinh hãy bắt đầu từ bản tóm tắt các phương thức tuyển sinh, như vậy mỗi phương thức chỉ được mô tả trong 1 vài gạch đầu dòng, rất dễ hiểu. Sau đó khi có phương thức phù hợp các em mới tìm tới đề án tuyển sinh chi tiết để đọc kỹ hơn.

Thực tế ngoài kết quả tốt nghiệp THPT 2022, các thường sử dụng thêm phương thức như xét học bạ, xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG HN (HSA) hay đánh gía năng lực của ĐHQG TP.HCM, đánh giá tư duy…. Nên để không bị rối, đọc trước bản tóm tắt phương thức tuyển sinh là một lựa chọn thông minh.

Xem thêm: Tại sao đánh giá năng lực và đánh giá tư duy ngày càng được nhiều trường đại học sử dụng để xét tuyển?

Với các phương thức xét tuyển bằng các bài thi khác, các em phải biết điểm mới có thể dự kiến được khả năng trượt/đỗ của mình, tuy nhiên hãy xem kỹ lại các tiêu chí phụ xem mình đủ điều kiện hay chưa, tránh tình trạng đã đủ điểm trúng tuyển nhưng lại không đáp ứng tiêu chí phụ như học bạ… Điển hình như tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội năm 2020 đã có khoảng 30 thí sinh bị đánh trượt sau quá trình hậu kiểm do không đáp ứng tiêu chí phụ về học bạ THPT.

Nói tóm lại, việc hiểu được các phương thức tuyển sinh của nhà trường không hề khó, quan trọng là có phương pháp và phụ huynh lẫn thí sinh phải giữ được bình tĩnh, tìm hiểu kỹ một cách cho chọn lọc các phương thức tuyển sinh của những trường mục tiêu, đừng để rơi vào cái “bẫy” tuyển sinh rồi lạc lối do đủ loại thông tin từ báo chí.

Trong giai đoạn này, điều quan trọng là các em hãy cố gắng học tập, ôn luyện hợp lý bởi lẽ dù là phương thức nào, bài thi nào thì kiến thức mới là nền tảng để nhà trường đánh giá đầu vào của các em. Chúc các em thành công!

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<

Tin tức mới nhất