Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 6, 2024

Scroll to top

Top

Tuyển sinh 2025: Các trường Đại học đào tạo ngành Quản trị Kinh Doanh năm 2025

Ngành Quản trị Kinh doanh là một ngành học đa dạng và hấp dẫn, tập trung vào công việc cung cấp cho sinh viên những kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

1. Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Ngành Quản Trị Kinh Doanh (Business Administration) là một tổ hợp của kiến thức và kỹ năng chuyên môn của Quản trị kinh doanh. Ngành học này tại các trường đại học bao gồm các chuyên ngành: quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị thương mại, quản trị marketing , quản trị kinh doanh tổng hợp,… và quản trị logistics.

2. Các chuyên ngành của Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Quản trị kinh doanh là một ngành học rộng lớn với nhiều chuyên ngành khác nhau. Dưới đây là một số chuyên ngành phổ biến nhất:

2.1. Quản trị tài chính

Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý tài chính của một doanh nghiệp, bao gồm việc huy động vốn, đầu tư vốn, quản lý rủi ro tài chính và phân tích tài chính.

2.2. Quản trị nhân sự

Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý con người trong doanh nghiệp, bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và giữ chân nhân viên.

2.3. Quản trị marketing

Chuyên ngành này tập trung vào việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại và phân phối sản phẩm.

2.4. Quản trị sản xuất và vận hành

Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý quá trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp, bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý kho bãi.

2.5. Quản trị kinh doanh quốc tế

Chuyên ngành này tập trung vào việc quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, bao gồm việc xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên doanh.

2.6 Ngoài ra, còn có nhiều chuyên ngành khác của Quản trị kinh doanh như:

Quản trị dịch vụ khách hàng
Quản trị dự án
Quản trị khởi nghiệp
Quản trị công
Quản trị rủi ro
Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị logistics

3. Ngành Quản Trị Kinh Doanh học những môn gì?

Ngành Quản trị Kinh doanh là ngành học đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như Marketing, Tài chính, Nhân sự, Quản trị sản xuất,… Do đó, chương trình đào tạo của ngành này cũng rất phong phú, với các môn học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hình ảnh minh họa

Dưới đây là một số môn học tiêu biểu:

Các môn học tiêu biểu khi học ngành Quản trị Kinh doanh
Khôi nghành Kinh tế – Quản trị Khối ngành Quản trị Khối ngành kỹ năng mềm Các môn học tổng quan
Toán học Quản trị chiến lược Tin học văn phòng Quản trị Marketing
Xác suất thống kê Quản trị nhân sự Giao tiếp Quản trị nguồn nhân lực
Kinh tế vi mô Quản trị tài chính Thuyết trình Quản trị rủi ro
Kinh tế vĩ mô Quản trị sản xuất Kỹ năng đàm phán Quản trị hệ thống thông tin
Kế toán tài chính Quản trị dự án Kỹ năng giải quyết vấn đề Quản trị dự án
Quản trị kinh doanh Quản trị rủi ro Ngoại ngữ Quản trị thương hiệu
Marketing Lãnh đạo và quản lý Quản trị chuỗi cung ứng
Luật kinh doanh Hành vi tổ chức Nghệ thuật lãnh đạo
Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
Hành vi khách hàng

 

4. Sinh viên Ngành Quản Trị Kinh Doanh cần có tố chất gì?

Dưới đây là 6 tố chất cần có ở sinh viên Ngành Quản Trị Kinh Doanh. Có thể kể đến như niềm đam mê với ngành học, không sợ con số và tính toán, khả năng làm việc nhóm tốt. Đồng thời cần có tư duy nhạy bén và giao tiếp giỏi. Và các tố chất khác.

4.1 Có đam mê với ngành.

Bên cạnh đó, bạn nên chủ động trong mọi việc để nắm bắt cơ hội cho mình. Yếu tố đam mê sẽ giúp bạn vững vàng trong những thử thách khắc nghiệt. Và dẫn bạn đến thành công trong tương lai.

4.2 Không sợ con số hoặc tính toán.

Con số gắn liền với các ngành kinh tế. Chúng thường xuất hiện trong các kế hoạch thu chi hay báo cáo tài chính. Để biết bạn có tố chất về con số hay không, bạn có thể hỏi những người xung quanh. Những người đã tiếp xúc và gắn bó với bạn trong thời gian dài.

Ngoài ra, bạn tự hỏi bản thân có thích các môn học như Toán, Lý, Hóa không. Nếu có thích khối A00 này, rất có thể bạn sẽ phù hợp để tư duy các con số.

4.3 Khả năng làm việc nhóm tốt.

“Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau.” Đây là câu nói thể hiện cho tinh thần làm việc nhóm. Muốn phát triển lâu dài và có chỗ đứng trong ngành kinh doanh, kỹ năng “teamwork” rất cần thiết.

Bởi trong một phòng ban, một doanh nghiệp, không ai làm việc riêng lẻ cả. Một công việc luôn cần sự trao đổi thông tin qua lại. Và thống nhất với nhau trước khi thực hiện. Từ đó mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Với Ngành Quản Trị Kinh Doanh, người học cần trau dồi kỹ năng thương lượng, đàm phán với khách hàng, đối tác. Đồng thời còn phải có kỹ năng giải quyết các vấn đề nội bộ.

4.4 Yếu tố xông pha.

Sinh viên Ngành Quản Trị Kinh Doanh nên có tố chất dấn thân. Đồng thời đòi hỏi sự tháo vát, nhanh nhẹn và hoạt bát. Bởi môi trường kinh tế thay đổi liên tục, nhiều mối đe dọa. Bên cạnh đó là các đối thủ cạnh tranh đang “dòm ngó”. Vì thế, bạn phải xông pha tìm hiểu, không sợ thất bại, dám nghĩ dám làm. Việc này nhằm ứng phó tốt với những vấn đề xảy ra bất ngờ.

4.5 Tư duy nhạy bén.

Bạn nên có sự nhạy bén để nhận ra các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài. Từ đó mà đưa ra giải pháp thực tế, mang tính khả thi cao. Bạn cần dùng lý trí để đưa ra cách giải quyết. Một cái đầu lạnh sẽ giúp bạn xử lý tốt các vấn đề, tránh rủi ro thất bại.

4.6 Giao tiếp giỏi.

Trong thời đại hội nhập toàn cầu, việc giao tiếp ngày càng trở nên quan trọng. Bạn không những phải giao tiếp với đồng nghiệp, bạn bè mà còn gặp gỡ khách hàng, đối tác. Giao tiếp giỏi sẽ tạo cho bạn nhiều mối quan hệ hơn và có được thành công nhất định.

Bên cạnh đó, bạn nên trau dồi thêm kỹ năng ngoại ngữ. Việc này sẽ giúp bạn ghi dấu mình ở các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia.

5. Vì sao nên chọn học Ngành Quản Trị Kinh Doanh?

Trong nhiều ngành học khác nhau, vậy tại sao nên chọn học Ngành Quản Trị Kinh Doanh? Bởi ngành học này sẽ giúp bạn đảm đương được đa dạng vị trí tại các doanh nghiệp và con đường học vấn rộng mở. Đặc biệt phù hợp cho những ai có định hướng khởi nghiệp.

5.1 Đảm đương được nhiều vị trí tại doanh nghiệp.

Đa số sinh viên tốt nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh đều có khả năng đảm đương nhiều vị trí khác nhau. Có thể kể đến như nhân viên bán hàng, nhân sự, tư vấn viên, truyền thông,… Vì thế, cơ hội nghề nghiệp cũng sẽ cao hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn.

5.2 Con đường học tập rộng mở.

Ngành Quản Trị Kinh Doanh đào tạo kiến thức chuyên môn đa dạng lĩnh vực. Thế nên, bạn có thể chọn con đường học cao học như Thạc sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Marketing,… Khối ngành kinh doanh được nhiều thí sinh quan tâm nên hình thức đào tạo cũng khá linh hoạt. Một số trường đại học cũng có chương trình học bổng cho Ngành Quản Trị Kinh Doanh.

5.3 Cho người học tư duy khởi nghiệp.

Tư duy khởi nghiệp sẽ hình thành nhanh chóng khi bạn học chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh. Bạn sẽ chủ động tìm tòi, thử nghiệm, phát triển các ý tưởng kinh doanh. Từ đó giúp cho sự nghiệp của bản thân thành công ngay khi còn ngồi trên giảng đường.

5.4 Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

– Sau khi tốt nghiệp, cơ hội việc làm của cử nhân Quản trị kinh doanh rất rộng mở, sinh viên có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại các tập đoàn và công ty như: bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận tiếp thị marketing, bộ phận hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán… với vị trí trưởng phòng, chuyên viên, thư ký và nhiều vị trí công việc quản lý khác.

– Sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh có khả năng trở thành CEO quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp, tự khởi nghiệp, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh…

– Tự thành lập và điều hành công ty riêng.

Tin tức mới nhất