Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | March 27, 2024

Scroll to top

Top

Hồ sơ xét tuyển học bạ cần những gì? Những lưu ý khi làm hồ sơ xét tuyển học bạ

Xét tuyển học bạ là một trong những “phao cứu sinh” trong quá trình xét tuyển đại học mà rất nhiều thí sinh quan tâm. Vậy thí sinh khi chọn phương thức xét tuyển học bạ cần phải chuẩn bị những gì? Có những lưu ý ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cùng bạn.

Xét tuyển học bạ là một trong những “phao cứu sinh” trong quá trình xét tuyển đại học

Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh có thêm cơ hội bước vào đại học và giảm áp lực thi cử, nhiều trường hiện nay vẫn giữ lại 1 phần chỉ tiêu nhỏ để tuyển chọn những thí sinh có mong muốn xét theo kết quả học bạ THPT.

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập (học bạ) THPT là hình thức xét tuyển dựa trên điểm trung bình các môn (tính theo tổ hợp môn xét tuyển) qua 03 năm học THPT của học sinh. Tùy vào mỗi trường, sẽ có cách lấy điểm, tính điểm riêng từng ngành, từng năm học. Vì vậy, thí sinh cần nắm rõ thông tin và cách thức tuyển sinh học bạ của trường để tránh những sai sót đáng tiếc.

Thí sinh có thể tham khảo một số hình thức xét học bạ của các trường đại học, cao đẳng đã áp dụng:

– Xét tuyển dựa trên điểm trung bình học tập của 3 năm THPT;

– Xét tuyển dựa trên kết quả học tập năm lớp 12;

– Xét tuyển dựa trên tổng điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển;

– Xét tuyển dựa trên điểm trung bình từng môn trong tổ hợp xét tuyển của 3 năm học THPT;

Các trường/ngành sử dụng phương thức xét tuyển học bạ.

Hồ sơ xét tuyển học bạ cần những gì?

– Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu của từng trường);

– Học bạ (bản photo công chứng);

– Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo công chứng);

– Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản photo công chứng);

– Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

– Phong bì dán sẵn tem, ghi đầy đủ địa chỉ, số điện thoại của thí sinh (đây là phong bì được trường sử dụng để gửi giấy báo nếu thí sinh trúng tuyển);

– Ảnh 3×4 (04 ảnh);

– Lệ phí xét tuyển (tùy từng trường);

Hình thức nộp: Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển theo đường bưu điện hoặc tới trực tiếp các địa điểm nhận hồ sơ của trường. Thời gian xét tuyển thí sinh cần theo dõi giai đoạn mà trường công bố thu hồ sơ học bạ, phần lớn sẽ được chia làm 2 đợt.

Một số lưu ý khi xét tuyển học bạ

– Thí sinh phải đảm bảo đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp THPT;

– Phương thức xét tuyển nguyện vọng và xét tuyển học bạ không ảnh hưởng lẫn nhau. Chính vì vậy, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó;

– Thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xét học bạ, để đảm bảo hồ sơ không bị loại;

– Thí sinh cần nắm rõ kết quả học tập của bản thân cũng như tìm hiểu yêu cầu xét tuyển của trường mình định nộp hồ sơ.

– Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét học bạ ở nhiều trường cùng một lúc để chọn lựa

– Số chỉ tiêu xét tuyển học bạ còn tùy từng trường, các thí sinh nên đăng ký tham dự thi THPT quốc gia và dùng điểm thi xét tuyển đại học, tránh trường hợp xét tuyển học bạ nhưng không đỗ.

– Thí sinh nên nộp hồ sơ xét tuyển học bạ càng sớm càng tốt, vì một số trường có lượng nộp hồ sơ xét tuyển đợt 1 đông dẫn đến tiêu chí xét tuyển của đợt 2 cao hơn.

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY << 

Tin tức mới nhất