Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | October 4, 2024

Scroll to top

Top

Kinh nghiệm ôn và làm bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội hiệu quả

Hiện nay, bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia đang trở thành chủ đề vô cùng “hot” đối với các sĩ tử bởi xu hướng tăng chỉ tiêu cho phương thức sử dụng kết quả thi ĐGNL của các trường ĐH, CĐ, nhất là ở các trường top đầu trong mùa tuyển sinh năm 2024. Những thắc mắc về cách ôn thi, làm bài thi và phân bổ thời gian thi thế nào cho hiệu quả có lẽ đang là dấu hỏi lớn đối với các thí sinh. Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

1. Thi vào thời điểm nào, bao nhiêu đợt là hợp lý?

Năm 2024, ĐHQG Hà Nội dự kiến tổ chức tới 6 đợt thi (rải rác từ tháng 3 tới tháng 6) tại nhiều khu vực trên cả nước, các thí sinh có thể tham gia thi tối đa 2 đợt để chọn ra đợt thi có kết quả tốt nhất. Có thể nói việc tổ chức nhiều đợt thi tại nhiều địa điểm khác nhau đã điều kiện thuận lợi cho thí sinh chuẩn bị tâm lý, làm quen với kỳ thi và thuận tiện cho việc di chuyển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các em thi quá nhiều, thi vô tội vạ nhưng không mang lại kết quả cải thiện nào, như vậy sẽ chỉ gây lãng phí tiền bạc và thời gian mà thôi. Vậy có bí quyết nào cho việc tham gia thi hay không?

Trước hết, các em cần tự xem xét các yếu tố chủ quan của mình. Đó là các em đặt mục tiêu như thế nào, các em muốn xét tuyển vào những trường đại học top đầu hay những trường ở mức trung bình thôi; hay hiện nay năng lực, mức độ nắm bắt kiến thức của em ở đâu, điều kiện kinh tế như thế nào để đưa ra lộ trình thi cho mình.

Theo quy định năm nay, thí sinh chỉ được tham gia tối đa 2 lượt thi/năm, khoảng cách giữa 2 đợt thi tổi thiếu là 28 ngày tùy theo nguyện vọng của thí sinh. Như vậy các em nên bắt đầu tham gia thi từ sớm chứ không nên để đến các đợt cuối cùng mới bắt đầu thi. Bởi lẽ, kỳ thi này được thực hiện trên máy, các em có thể tham gia thi như một đợt thi nháp để làm quen với cách thức thi, tâm lý trong phòng thi và lấy kinh nghiệm cho những lần thi chính thức.

Chiến thuật này sẽ giúp các em thích ứng trước với kỳ thi chính thức, chứ không phải là thi thử như khi tự ôn tập ở nhà nữa; hơn nữa, thay vì ôn tập những đề thi trôi nổi trên mạng mà chưa chắc có uy tín, có sát với cấu trúc thi thật hay không thì các em được luyện tập với đề thi thật, giúp đánh giá một cách chính xác nhất năng lực của em tại thời điểm hiện tại.

Sau khi nhận kết quả, các em có thể tự đánh giá xem mình đang hổng kiến thức ở phần nào, phần nào trọng tâm để ôn tập, bổ sung kiến thức cho đợt thi tiếp theo. Đặc điểm của thi Đánh giá năng lực là kiểm tra năng lực, đánh giá toàn diện kiến thức của các em, nên việc học tủ, học lệch là không nên, các em không thể cải thiện điểm số nếu không thực sự tập trung trau dồi, nâng cao kiến của mình. Nếu như vậy, điểm số của em sẽ chỉ “dậm chân tại chỗ” dù cho có thi bao nhiêu lần mà thôi.

2. Một số phương pháp ôn thi ĐGNL hiệu quả

2.1 Nghiên cứu kỹ cấu trúc đề thi

Khi tham gia bất cứ kỳ thi nào cũng vậy, dù kiến thức các em tới đâu mà không có sự am hiểu về đề thi thì rất dễ bối rối, mất thời gian cho những việc làm không cần thiết. Các em có thể tham khảo cấu trúc bài thi ĐGNL và thông tin khác về kỳ thi TẠI ĐÂY

Lấy ví dụ với bài thi định lượng, đề gồm 50 câu mà chỉ có 75 phút làm bài, thời gian này là ít hơn nhiều so với đề tốt nghiệp THPT trong điều kiện số lượng câu hỏi là như nhau. Ngoài ra, bài thi tốt nghiệp THPT sử dụng hoàn toàn hình thức trắc nghiệm, nhưng bài thi ĐGNL ngoài trắc nghiệm còn có các câu hỏi điền đáp án. Có thể thấy, nếu không tìm hiểu kỹ thì chắc hẳn các em sẽ khá lúng túng khi bước vào phòng thi đó.

2.2 Nắm vững kiến thức

Bản chất của kỳ thi là đánh giá năng lực, nên khả năng của các em chắc chắn sẽ được phản ánh chính xác qua kết quả thi, nếu không nắm vững kiến thức theo các môn của đề thi, chắc chắn điểm số của em sẽ không cao được. Ngược lại, một khi kiến thức của em đã vững và ổn định, đề thi này chắc chắn sẽ không làm khó được em đâu.

Vì thời lượng thi ngắn, các em còn cần rèn luyện thật nhiều để tăng tốc độ tính toán, biến đổi đến mức thành thạo. Có thể mức độ khó của đề không nhằm nhò gì với em, nhưng nếu không hoàn thành với tốc độ nhanh, các em rất có thể sẽ không hoàn thiện được bài thi, đó sẽ là điều vô cùng đáng tiếc đấy!

Bài thi đánh giá năng lực đưa thí sinh trải qua kiến thức của nhiều môn học một lúc trong thời gian rất ngắn. Có thể thấy, nếu tách riêng, chia nhỏ các câu hỏi trong đề ra thì không hẳn là vấn đề quá lớn, nhưng trong 60 phút của bài thi khoa học tự nhiên – xã hội, các em làm câu hỏi của tất cả các môn lý, hóa, sinh, sử, địa, lại còn yêu cầu làm nhanh thì có thể sẽ gây nên “cú sốc tâm lý”, rất dễ bối rối. Do đó, thí sinh cần chuẩn bị cho mình sức bền để đối mặt với cuộc đua đường dài mang tên ĐGNL bằng tâm lý thoải mái nhất.

2.3 Xây dựng cho chính mình lộ trình học phù hợp

Mỗi người đều có bối cảnh học tập khác nhau, nên lộ trình học hoàn toàn không thể sao chép được, hãy tự đưa ra cho mình một lộ trình học, mục tiêu học tập cụ thể. Trong chia sẻ của thầy Lưu Huy Thưởng – Giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, có 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới lộ trình học mà bất cứ học sinh nào cũng nên tự xác định cho mình:

+ Thứ nhất, mục tiêu của bạn là gì? Mục tiêu của em là trường top, hay là một trường ở mức trung bình? Với mục tiêu khác nhau, lộ trình học cũng đã khác nhau rất nhiều, các em sẽ cần phấn đấu ở mức điểm vừa phải, hay một mức điểm an toàn nhất để đỗ được vào trường top. Trong những năm vừa rồi, các trường thành viên của ĐHQG Hà Nội lấy điểm trung bình trong phổ từ 100 đến 110, như vậy các em nên cố gắng đạt mức trên 110 để giữ vị trí an toàn cho mục tiêu trường “top” của mình.

+ Thứ hai, năng lực. Ở thời điểm này, có thể có bạn đã học xong và bắt đầu ôn tập làm đề, những cũng có những bạn học chưa học, hoặc đã học xong nhưng kiến thức còn hổng lung tung. Vậy nên xuất phát điểm sẽ ảnh hưởng tới lộ trình học của học sinh. Bạn còn hổng kiến thức cần thời gian bổ sung kiến thức trước khi luyện đề, bạn đã vững kiến thức cần tiếp tục ôn tập, luyện đề và rút ra các bí kíp làm bài hiệu quả.

+ Thứ ba, thời gian, công sức bỏ ra cho kỳ thi. Dù xuất phát điểm ở đâu, thì thời gian, công sức em bỏ ra cho kỳ thi mới là yếu tố quyết định tới kết quả thi của các em. Những bạn chọn ĐGNL là phương thức chính trong xét tuyển ĐH, CĐ sẽ dành thời gian cho kỳ thi nhiều hơn những bạn chỉ coi đây là phương án dự phòng của mình.

3. Kinh nghiệm làm bài thi ĐGNL

3.1 Căn thời gian hợp lý cho từng phần

Khi làm bài thi ĐGNL, các em hãy lựa chọn làm từ câu dễ tới câu khó, các câu sở trường tới các câu sở đoản, từ dạng quen đến lạ. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn giúp các em có tâm lý thoải mái khi làm bài.

Khi luyện tập đề tại nhà, hãy chuẩn bị cho mình một chiếc đồng hồ để bấm giờ, tự quy định thời gian cho mỗi phần để đưa bản thân vào khuôn khổ, tạo áp lực và rèn sức bền cho kỳ thi thật.

3.2 Bình tĩnh giải quyết các câu hỏi

Phần thi định tính sẽ bao gồm các câu hỏi thuộc lĩnh vực văn học, ngôn ngữ. Với các em lần đầu làm bài chắc chắn sẽ khá lúng túng, đừng vội sốt ruột mà hãy cố gắng bình tĩnh đọc và xem xét tất cả các câu trả lời, vận dụng kiến thức, kỹ năng và tư duy theo hướng chọn đáp án cảm thấy phù hợp nhất với câu hỏi.

Ngược lại, các câu hỏi về lĩnh vực toán học và khoa học tự nhiên, thí sinh phải tìm ra câu trả lời chính xác. Thí sinh có thể làm vào nháp rồi đưa ra lựa chọn ở đáp án mà mình cảm thấy đúng nhất. Nếu tìm ra đáp án như tính toán, bạn nên đọc lại câu hỏi, thử làm lại và kiểm tra bước giải xem có sai sót ở đâu không.

Ngoài ra, một “mẹo” khi làm các câu khó là các em có thể sử dụng khả năng tư duy logic để loại bỏ những đáp án không phù hợp. So sánh các câu trả lời đã chọn với các câu còn lại để tìm hiểu xem chúng khác nhau ở điểm nào? Đây có thể sẽ là điểm gợi ý cho thí sinh tìm ra câu trả lời đúng. Hãy loại bỏ các câu trả lời sai một cách nhiều nhất có thể, cuối cùng chọn đáp án dựa trên những mối liên hệ giữa các câu trả lời và đề bài.

Xem thêm: Danh sách những trường xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực 2024

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra định hướng học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<

2K6 ƠI! EM ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH CHƯA?

Đăng ký nhận ngay lộ trình học tập, thi cử sớm từ chuyên gia hàng đầu!
– Giải pháp tư vấn toàn diện ĐẦU TIÊN giúp 2k6 nắm chắc tấm vé vào ĐH
– Định hướng chọn ngành – chọn trường BÁM sát xu hướng tuyển sinh 2024
– Trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia HOT nhất với 15+ năm kinh nghiệm
>>Khám phá ngay<<

 

Tin tức mới nhất