Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 27, 2024

Scroll to top

Top

Tuyển sinh 2025: Dự thảo tuyển sinh Đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và những điểm đáng chú ý!

Trước những lo lắng của giáo viên cũng như phụ huynh và học sính sắp chuẩn bị tham gia kỳ thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học năm 2025 khi mà năm 2025 là năm có nhiều sự thây đổi và cũng chưa có nhiều thông tin tuyển sinh từ các trường Đại học. 

Ngày 22/11 vừa qua Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra Dự thảo liên quan đến vấn đề Tuyển sinh Đại học năm 2025 và có những điểm đáng chú ý sau:

1. Chỉ tiêu xét tuyển sớm của các trường đại học không vượt quá 20%

Chỉ tiêu xét tuyển sớm của các đại học không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo và Điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung:

*Chỉ tiêu xét tuyển sớm là những phương thức không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT như xét học bạ, xét chứng chỉ đánh giá năng lực, chứng chỉ ngoại ngữ, các kì thi riêng…

Tại khoản 12 Điều 1 dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 đã đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 và 2 Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:

– Cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm theo phương thức phù hợp để tuyển chọn những thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội.

Chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo; bảo đảm điểm chuẩn trúng tuyển xét tuyển sớm (sau khi quy đổi tương đương) không thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung.

– Cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển cho những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, công bố công khai danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển; số lượng thí sinh được thông báo trúng tuyển không vượt chỉ tiêu xét tuyển sớm đã công bố của mỗi ngành, nhóm ngành đào tạo; không được yêu cầu thí sinh cam kết, xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung theo bất cứ hình thức nào.

Cơ sở đào tạo công bố và đưa danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác theo kế hoạch chung.

Theo đó, trường hợp dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 được thông qua thì các cơ sở đào tạo sẽ quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

2. Quy đinh về xét tuyển bằng học bạ

Xét học bạ phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm: Tại khoản 6 Điều 1 dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về phương thức tuyển sinh đại học như sau:

– Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, nhóm ngành và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

– Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo. Điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

– Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT, các chứng chỉ ngoại ngữ và các kết quả đánh giá khác):

+ Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm;

+ Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn để xét tuyển, khi đó số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm;

+ Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.- Cách thức quy đổi điểm xét đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo phải bảo đảm mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa, đồng thời không thí sinh nào có điểm xét vượt quá mức điểm tối đa (tính cả các điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích).

– Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và việc quy đổi tương đương điểm xét, điểm trúng tuyển; trong đó phải dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hằng năm.

Theo đó, đối với phương thức xét học bạ, dự kiến năm 2025 các trường phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh, thay vì dùng điểm 03 đến 05 kỳ học như quy định hiện hành.

3. Dự kiến nâng điểm chuẩn đầu vào của ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Tại khoản 8 Điều 1 dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đề xuất bãi bỏ khoản 2 và sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:

Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cho các phương thức tuyển sinh đào tạo:

– Kết quả học tập trong cả 3 cấp THPT xếp mức Tốt trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên, trừ các trường hợp sau;

– Kết quả học tập trong cả 3 năm cấp THPT xếp mức Khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên đối với các ngành Giáo dục thể chất, Sư phạm âm nhạc, Sư phạm mỹ thuật; ngành Giáo dục Mầm non trình độ cao đẳng và các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.”

Cạnh đó, cũng có đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về thí sinh đã tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên cùng nhóm ngành dự tuyển được áp dụng quy định ngưỡng đầu vào như sau:

– Thí sinh dự tuyển vào đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, ngưỡng đầu vào được áp dụng một trong các tiêu chí sau:

+ Học lực 3 năm cấp THPT đạt loại giỏi (mức Tốt) trở lên hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 8,0 trở lên;

+ Tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên hoặc học lực cấp THPT đạt loại khá (mức Khá) và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;

+ Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học đạt loại giỏi trở lên;

+ Tốt nghiệp trình độ trung cấp, hoặc trình độ cao đẳng hoặc trình độ đại học đạt loại khá và có 3 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;

– Thí sinh dự tuyển vào đại học các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, ngưỡng đầu vào được áp dụng một trong các tiêu chí sau:

+ Học lực cấp THPT đạt loại khá (mức Khá) hoặc điểm trung bình chung các môn văn hóa cấp THPT đạt từ 6,5 trở lên;

+ Tốt nghiệp THPT loại khá, hoặc có học lực cấp THPT đạt loại trung bình (mức Đạt) và có 5 năm kinh nghiệm công tác đúng với chuyên môn đào tạo;

+ Tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, trình độ đại học đạt loại khá trở lên.

4. Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển…)

Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau: “1. Cơ sở đào tạo quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả cơ sở đào tạo hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, nhóm ngành và hình thức đào tạo.

Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.

Mỗi phương thức tuyển sinh phải quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng và xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.

Điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Đối với phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập, kết quả thi theo từng môn (bao gồm điểm tổng kết các môn học cấp THPT, điểm thi các môn tốt nghiệp THPT, các chứng chỉ ngoại ngữ và các kết quả đánh giá khác):

a) Tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó phải có môn toán hoặc ngữ văn với trọng số đánh giá chiếm ít nhất 1/3 tổng điểm;

b) Một chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số tổ hợp môn để xét tuyển, khi đó số môn chung của các tổ hợp phải có trọng số đánh giá chiếm ít nhất 50% tổng điểm;

c) Trường hợp sử dụng kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển thì phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh.”

Cách thức quy đổi điểm xét đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo phải bảo đảm mỗi thí sinh đều có cơ hội đạt mức điểm tối đa, đồng thời không thí sinh nào có điểm xét vượt quá mức điểm tối đa (tính cả các điểm ưu tiên, điểm thưởng, điểm khuyến khích).

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và việc quy đổi tương đương điểm xét, điểm trúng tuyển; trong đó phải dựa trên phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hằng năm.”

Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 8 như sau: “d) Thí sinh là người nước ngoài phải đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo do cơ sở đào tạo quy định và phù hợp với quy định của Bộ GDĐT.”

Xem thêm đầy đủ dụ thảo tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT tại đây

 

Tin tức mới nhất