Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 11, 2024

Scroll to top

Top

BÍ QUYẾT ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHẦN THI TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG

Đánh giá Năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đang trở thành cơ hội thứ 2 để bước chân vào cánh cổng Đại học và cũng là 1 trong những kỳ thi riêng đang được nhiều học sinh quan tâm nhất những năm gần đây. Cơ hội đỗ đại học sớm đang nằm trong tay nếu như các bạn biết nắm bắt. Trước những lo lắng và băn khoăn của nhiều học sinh về cách học và ôn thi kỳ thi này sao cho hiệu quả, nhất là phần tư duy định lượng được cho là khó lấy điểm nhất. Hãy để HOCMAI hướng dẫn các bạn trong bài viết này nhé!

1. Tư duy định lượng là gì? 

Phần thi đánh giá tư duy định lượng là phần thi đầu tiên mà thí sinh sẽ gặp với cấu trúc gồm 50 câu hỏi và thi trong thời gian 75 phút. Thông qua lĩnh vực Toán học, phần thi Tư duy định lượng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian.

Đây là phần thi có dung lượng kiến thức lớn, phạm vi nội dung bao gồm cả lớp 10, 11 và 12, do đó học sinh cần có chiến lược học tập trong thời gian ngắn trang bị toàn diện kiến thức lớp 12 và ôn tập lại chương trình lớp 10, 11.

2. Cách ôn thi đánh giá năng lực tư duy định lượng

2.1 Về kiến thức

Nội dung kiến thức phần tư duy định lượng trải dài rộng từ lớp 10-12, từ mức độ nhận biết tới mức độ vận dụng cao. Chính vì kiến thức dài và rộng nên trong quá trình học tập và ôn luyện kiến thức, các bạn học sinh nên xây dựng hệ thống kiến thức để học tập hiệu quả. Các bạn tham khảo giản đồ phân phối nội dung sau đây để có kế hoạch ôn thi hiệu quả cho phần thi tư duy định lượng.

2.2 Về kỹ năng làm bài

Phần thi tư duy định lượng có 50 câu hỏi trong thời gian 75 phút (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất. Như vậy, trung bình mỗi câu học sinh chỉ có khoảng hơn một phút để đọc và giải đề. Nếu như các bạn không phân bổ thời gian hợp lý cho các câu khó thì dễ mất thời gian và không kịp làm các câu dễ.

  • Tối ưu thời gian làm bài:

– Đề thi được thiết kế để thí sinh có đủ thời gian hoàn thành hết các câu hỏi. Tuy nhiên, năng lực của mỗi học sinh là khác nhau nên cần biết cách cân đối thời gian xử lý mỗi câu hỏi, tránh việc tốn quá nhiều thời gian vào giải quyết một câu hỏi. Với các câu hỏi ở cấp độ 1 trong khoảng 45-60s/câu, câu hỏi cấp độ 2 khoảng 90-120s/câu. Trong trường hợp quá thời gian trên mà vẫn chưa tìm ra hướng xử lí, học sinh nên bỏ qua và tiếp tục hoàn thành các câu khác và quay lại khi đã hoàn thành xong câu hỏi cuối của phần thi.

  • Đọc kỹ hướng dẫn làm bài để tránh các thao tác sai không đáng có:

– Loại câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng

– Loại câu hỏi điền đáp án: đáp án là số nguyên dương, nguyên âm, phân số tối giản. Không nhập đơn vị vào đáp án

  • Hoàn thành câu hỏi dễ trước, câu khó sau: Trả lời tất cả các câu hỏi, làm đến đâu chắc đến đó. 

– Vòng 1: Hoàn thành tất cả các câu dễ và trung bình trong đề thi, cần chắc chắn trả lời đúng hết các câu hỏi ở vòng này, tránh trường hợp tính toán nhầm/chọn nhầm dẫn tới mất điểm đáng tiếc.

– Vòng 2: Hoàn thành các câu hỏi có khả năng xác định được phương pháp giải. Nên bỏ qua câu hỏi đó nếu quá trình xử lí vượt quá định mức thời gian của một câu hỏi.

– Vòng 3: Đi tìm đáp án, phương pháp giải cho các câu hỏi còn lại trong trường hợp còn thời gian. Trong trường hợp không tìm được hướng giải hoặc thời gian làm bài còn quá ngắn (khoảng 5 phút cuối), học sinh nên sử dụng các phương pháp như loại trừ, phán đoán,… để lựa chọn hoặc điền đáp án có khả năng nhất.

– Điểm số mỗi câu hỏi trong phần thi là như nhau, vì vậy học sinh nên hoàn thành các câu dễ trước. Bên cạnh đó việc hoàn thành theo nguyên tắc HOCMAI vừa nêu ra sẽ giúp các ban học sinh có thể hoàn thành bài thi và đạt điểm số cao nhất theo năng lực của mình.

2.3 Về chiến lược ôn luyện

Để đưa ra được chiến lược ôn thi đánh giá năng lực phù hợp và hiệu quả, học sinh cần xác định rõ năng lực của bản thân và mục tiêu điểm số cụ thể trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi ĐGNL HSA, từ đó lên kế hoạch ôn tập cân bằng giữa việc học và ôn thi THPT và ĐGNL HSA.

>>>>>>>>Tham khảo lộ trình luyện thi và kế hoạch học tập tại đây<<<<<<<<<

 

Trên đây là những chia sẻ của HOCMAI về cách ôn thi đánh giá năng lực phần thi tư duy định lượng. Mong rằng các kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh mong muốn tham gia kì thi ĐGNL HSA có một định hướng học và ôn thật tốt. 

Nếu các bạn còn đang trong quá trình học và ôn nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu và làm sao cho hiệu quả thì hãy tham khảo ngay PAT HSA giải pháp luyện thi ĐGNL ĐHQGHN của HOCMAI nhé. Đến với khóa học các bạn sẽ có cơ hội được hướng dẫn bởi các thầy cô hàng đầu trong lĩnh vực luyện thì cũng như trải nghiệm hệ thống thi thử giống tới 99% kì thi thật để có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm trước khi bước vào kì thi ĐGNL năm 2025 tới đây.

Tin tức mới nhất