Chuyên ngành Ngân hàng - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Review ngành Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành dành cho người “mê tiền”
Nếu là một người đam mê tiền, chắc chắn bạn không quá xa lạ với ngành Ngân hàng – một trong những ngành quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Từ nhu cầu nhân lực của ngành ngày càng tăng cao, trong những năm gần đây đã có rất nhiều trường đào tạo về ngành Ngân hàng với chất lượng rất tốt, trong đó tiêu biểu có NEU. Bạn hãy tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về ngành học này tại NEU và cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào nhé!
Mục lục
1. Ngành Ngân hàng là gì?
Mã ngành: 7340201
Trước tiên, để có thể hiểu được ngành Ngân hàng là gì, bạn cần hiểu tài chính – ngân hàng là gì. Tài chính – ngân hàng bao gồm các hoạt động đến các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ thông qua ngân hàng, các công ty tài chính và các công cụ tài chính do ngân hàng phát hàng trong nội địa và quốc tế. Ngành này là một ngành khá rộng và bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ và chuyên sâu như ngân hàng, tài chính bảo hiểm, tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp, kinh tế học tài chính,…
Có thể thấy, ngành Ngân hàng là một chuyên ngành thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng. Chương trình học của ngành Ngân hàng tương đối giống với ngành Tài chính – Ngân hàng, chỉ khác nhau khoảng 10%. Trước đây tại NEU, ngành Ngân hàng vẫn chưa được tách riêng mà vẫn để nguyên là ngành Tài chính – Ngân hàng.
Theo học ngành Ngân hàng tại NEU, bạn vẫn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về Tài chính – Ngân hàng, tuy nhiên bạn sẽ được học chuyên sâu hơn về quản trị và nghiệp vụ ngân hàng.
2. Học ngành Ngân hàng tại NEU như thế nào?
Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).
Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ (trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ, khối kiến thức chuyên sâu là 18 tín chỉ, và chuyên đề thực tập là 10 tín chỉ).
Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:
Chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng – chuyên ngành Ngân hàng của NEU
3. Điểm chuẩn ngành Ngân hàng của NEU
4. Cơ hội nghề nghiệp ngành Ngân hàng của sinh viên NEU sau khi tốt nghiệp
Với tầm quan trọng của các ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay, sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Ngân hàng tại NEU sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc tại các ngân hàng, các tổ chức và doanh nghiệp tín dụng. Đặc biệt nếu bạn có khả năng về ngoại ngữ thì sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế với mức thu nhập rất hấp dẫn.
Cụ thể, sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc ở một số vị trí sau:
-Bạn có thể làm chuyên viên tín dụng, kế toán, hoặc kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, hoặc nhân viên kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng trong và ngoài nước như ngân hàng phát triển, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách xã hội.
-Bạn có thể làm việc tại các định chế tài chính trung gian như công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô,…
-Bạn có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về Tài chính – Ngân hàng từ trung ương đến địa phương như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ/Sở Tài chính; Bộ/ Sở Kế hoạch Đầu tư…;
-Bạn có thể làm công việc nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong và ngoài nước.
-Bạn cũng có thể tự thành lập công ty riêng.
4. Một số cựu sinh viên tiêu biểu ngành Ngân hàng của NEU
-Bà Nguyễn Thanh Phượng là cựu sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng của NEU. Bà là con gái của cựu Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Bà chính là người sáng lập và Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Bản Việt, đồng thời là Chủ tịch HĐQT CT BĐS Bản Việt.
-Ông Phạm Quang Dũng tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng của NEU năm 1994. Hiện ông đang là Chủ tịch HĐQT NH TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank.
Từ những thông tin cung cấp trong bài viết “Review ngành Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng) trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành dành cho người “mê tiền”, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho những thắc mắc của mình về ngành Ngân hàng của NEU. Hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn ngành học theo đúng đam mê và phù hợp với khả năng của bản thân!