Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 27, 2024

Scroll to top

Top

NHẬN ĐỊNH ĐỀ THI THAM KHẢO BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HSA NĂM 2025

Sáng 9/8 Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố đề thi minh minh họa kỳ thi Đánh giá năng lực HSA năm 2025. Có thể thấy được đề thi minh họa được Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra đã có những thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dưới đây là nhận định của đội ngũ giáo viên và chuyên gia đến từ Hệ thống giáo dục HOMAI, về đề thi minh họa của Đại học Quốc gia Hà Nội 2025.

 

CẤU TRÚC CHUNG

Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông qua nội dung Chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá 3 nhóm năng lực cốt lõi: 

  1. Giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
  2. Giao tiếp và hợp tác; 
  3. Tự chủ và tự học, tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học tự nhiên và/hoặc khoa học xã hội và một số năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, tính toán, lập luận, tư duy logic, tin học và năng lực Tiếng Anh. 

Cấu trúc chung của bài thi HSA 2025 và cơ cấu kiến thức các phần thi như sau:

PHẦN 1: TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG

Thông qua lĩnh vực Toán học, phần thi Tư duy định lượng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian. 

Phần thi Tư duy định lượng trong đề thi tham khảo HSA 2025 gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm (37 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và 13 câu hỏi điền đáp án, thời gian làm bài là 75 phút, điểm số tối đa của phần thi là 50.

Phạm vi nội dung và phân bổ kiến thức của chương trình 10, 11, 12 cụ thể như sau:

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

Phần thi Tư duy định tính gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, các câu hỏi trong phần thi này có thể chia thành 5 nhóm như sau:

  • Đọc hiểu ngữ liệu dài, trả lời 5 câu hỏi (5 ngữ liệu: 25 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn)
  • Đọc hiểu ngữ liệu ngắn trả lời 1 câu hỏi (25 ngữ liệu: 25 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn)
  • Xác định một từ/cụm từ sai về ngữ nghĩa, ngữ pháp, logic, phong cách
  • Chọn đối tượng không cùng nhóm
    • Chọn từ không cùng nhóm
    • Chọn tác giả không cùng nhóm
    • Chọn tác phẩm không cùng nhóm
  • Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu.

Các câu hỏi trong đề thi được xây dựng với 3 cấp độ Dễ – Trung bình – Khó, nhằm đánh giá năng lực ngôn ngữ và khả năng đọc – hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản (văn bản khoa học, văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học…)

Các văn bản được sử dụng trong đề thi đảm bảo tiêu chí không nằm trong sách giáo khoa (bất cứ bộ sách nào), nội dung văn bản có tính ứng dụng, thực tiễn cao, gần với đời sống (văn hóa tranh luận, vấn đề môi trường, sự tĩnh tâm…), điều này sẽ khiến các thí sinh nhận thức đầy đủ hơn về việc rèn luyện và hoàn thiện năng lực ngôn ngữ. 

Các câu hỏi bao quát được hầu hết những kiến thức liên quan tới môn Ngữ văn trong trường phổ thông, khiến việc đánh giá năng lực ngôn ngữ khách quan và chính xác hơn (nghĩa của từ, đọc nội dung của văn bản, xác định chủ đề, thông điệp… Và việc bỏ hai câu hỏi lịch sử văn học (so với đề minh họa được công bố năm 2023) có lẽ là minh chứng rõ nhất cho việc thay đổi trục của môn Ngữ văn, rời bỏ hoàn toàn tư duy học thuộc, đọc chép sang việc hình thành năng lực hiểu, cảm nhận về ngôn ngữ.

PHẦN 3: KHOA HỌC HOẶC TIẾNG ANH

Thời gian làm bài là 60 phút, đề thi gồm 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án), thang điểm: 50. 

Thí sinh lựa chọn thi Khoa học hoặc Tiếng Anh

Phần thi Khoa học

Phần thi Khoa học thông qua lĩnh vực Khoa học tự nhiên và xã hội nhằm đánh giá: khả năng tìm hiểu, khám phá, xác định và giải thích các vấn đề khoa học; khả năng sử dụng các căn cứ, lập luận khoa học để giải quyết vấn đề; sáng tạo, tư duy lập luận và khả năng am hiểu đời sống kinh tế xã hội; khả năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử thông qua lĩnh vực Lịch sử; Khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lí; Khả năng giải quyết các vấn đề khoa học và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Vật lí, Hóa học và Sinh học.

Phần thi Khoa học gồm 50 câu hỏi, thời gian làm bài là 60 phút, thí sinh chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi, trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 2 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội) có 17 câu hỏi/1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi. Các chủ đề thi về Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/1 chủ đề.

Phạm vi nội dung và tỉ lệ câu hỏi (tham khảo) của các phần Vật lí, Hóa học, Sinh học như sau:

Phạm vi nội dung và tỉ lệ câu hỏi (tham khảo) của các phần Lịch sử, Địa lí như sau:

Phần thi Tiếng Anh

Phần thi Tiếng Anh là phần thi được thiết kế riêng biệt để đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh. Phần thi gồm 50 câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống… , thời gian làm bài là 60 phút, điểm tối đa là 50. 

Ma trận phần thi Tiếng Anh trong đề thi tham khảo HSA 2025 như sau:

Các câu hỏi trong đề thi được xây dựng với 3 cấp độ Dễ – Trung bình – Khó, nhằm đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh. Kiến thức thuộc chương trình lớp 12: khoảng 45%, kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình: khoảng 15%.

Có 10 dạng bài bao gồm: hoàn thành câu; tìm từ đồng nghĩa;  tìm từ trái nghĩa; hoàn thành đoạn hội thoại; sắp xếp thành đoạn hội thoại; chọn câu đồng nghĩa; kết hợp câu; đọc điền từ vào đoạn văn; đọc hiểu; tư duy logic.

  • Các câu hỏi ngữ pháp trong dạng bài hoàn thành câu chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, kiến thức được hỏi rất cơ bản; tuy nhiên các phương án lại có độ nhiễu cao, học sinh cần phải đọc thật  kĩ để tránh sai sót không đáng có. 
  • 4 câu hỏi về tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa kiểm tra từ vựng trong văn cảnh, mặc dù có thể là những từ quen thuộc với học sinh nhưng lại khó chọn đáp án một cách dễ dàng vì 4 phương án na ná nhau, nhìn thoáng qua thì dường như phương án nào cũng phù hợp; nhưng ở đây học sinh khi học từ vựng cần phải học và hiểu đúng các tầng lớp nghĩa của từ vựng đó thì mới chọn được đáp án đúng.
  • Các dạng bài như hoàn thành đoạn hội thoại, sắp xếp thành đoạn hội thoại là những tình huống rất đời, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau trong đời sống, không chỉ giới hạn là những tình huống giao tiếp như đề thi TN THPT trước đây mà mở rộng ngữ cảnh như ở trên sông nước, tìm quán ăn, cách an ủi khi một người đang không vui, ….
  • Dạng bài chọn câu đồng nghĩa – nối câu kiểm tra lồng ghép kiến thức ngữ pháp và từ vựng; yêu cầu học sinh không chỉ nắm chắc cấu trúc câu, các cấu trúc câu tương đồng mà còn biết nhiều từ vựng để hỗ trợ trong quá trình chọn đáp án.
  • Chủ đề các bài đọc gần gũi, là những vấn nạn/ tình trạng/ xu hướng trong cuộc sống hàng ngày; yêu cầu học sinh phải tư duy suy luận và kết hợp kĩ năng paraphrase tốt. Các câu hỏi không quá khó nhưng để làm tốt học sinh cần có vốn từ vựng tốt, nắm chắc ngữ pháp, khả năng phân tích ngữ liệu tốt.
  • Một dạng bài khá thú vị trong phần thi Tiếng Anh là phần “Logical thinking and problem solving” – “Tư duy logic và giải quyết vấn đề”. Các dạng câu hỏi khá mới mẻ, tích hợp nhiều kiến thức về các môn học, có thể là Toán, Vật lí, Tiếng việt… yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức môn học và sử dụng sự hiểu biết, lô gic của mình để chọn được đáp án đúng.

Nhìn chung, đây là một đề thi mang tính thực tiễn cao, không nặng nề lý thuyết, tích hợp một số môn học, hoàn cảnh đa dạng trong đời sống; qua đề thi có thể thấy ngôn ngữ Tiếng Anh như một công cụ để hỗ trợ các em sau này bước vào thị trường công việc.

Tin tức mới nhất