Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 12, 2024

Scroll to top

Top

Nhận định đề thi tổ hợp KHXH tốt nghiệp THPT năm 2022: Độ phân hóa phù hợp mục tiêu xét tuyển ĐH

Ngày 8/7, thí sinh bước vào phòng thi tổ hợp Khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Sau đây là nhận định, phân tích đề thi tổ hợp KHXH do Hệ thống giáo dục HOCMAI thực hiện nhé!

Xem thêm: Full đáp án 24 mã đề tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT 2022 (gợi ý)

Công cụ tính điểm tốt nghiệp THPT 2022 chính xác nhất

NHẬN ĐỊNH VỀ ĐỀ THI CHÍNH THỨC 

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 

BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI 

Tổ Xã hội – Hệ thống giáo dục HOCMAI

Nhận định chung: Mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học xã hội vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố, đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tuyển đại học.

1. Môn Lịch sử

So với đề thi năm 2021, đề thi năm 2022 mức độ phân hóa cao hơn, nội dung đề thi có nhiều điểm mới lạ. Ngoài ra, trong đề xuất hiện câu hỏi vận dụng thực tế. 92,5% tổng số câu hỏi trong đề thuộc kiến thức lớp 12 và 7,5% câu hỏi thuộc lớp 11-  tăng 1 câu so với đề thi tham khảo và xuất hiện cả câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới.

Đề thị có tỉ lệ câu hỏi nhận biệt, thông hiểu so với vận dụng, vận dụng cao tương đương đề thi tham khảo ngày 31/3/2022 nhưng có tính phân loại cao hơn do độ khó của các câu vận dụng cao tăng lên. 80% câu hỏi nhận biết, thông hiểu thuộc những kiến thức cơ bản, không làm khó thí sinh. Bên cạnh đó vẫn xuất hiện dạng câu hỏi liên quan đến xác định vị trí của quốc gia, hoặc phong trào cách mạng (liên quan đến kiến thức địa lí) ví dụ câu 2 (mã 323), và những câu hỏi đề cập đến khái niệm lịch sử như câu 9, câu 35 mã đề 323. Số lượng câu hỏi. Có những câu hỏi liên hệ thực tiễn như câu 16, câu 25.

20% câu hỏi thuộc phần vận dụng – vận dụng cao, rải đều ở các chuyên đề lịch sử  Việt Nam từ 1919  đến 1975, không có câu hỏi thuộc phần lịch sử thế giới. Những câu hỏi chủ yếu xoay quanh  dạng bài so sánh (3 câu), liên chuyên đề, liên hệ kiến thức lịch sử thế giới – lịch sử Việt Nam hoặc nhận xét, tổng kết cả giai đoạn lịch sử để tìm ra điểm đặc trưng. Đặc biệt, câu 32, 38, 39 là những câu hỏi so sánh, yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức của nhiều giai đoạn lịch sử, thậm chí kết hợp cả kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam để hoàn thành.

LỚP
CHUYÊN ĐỀ
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
12
(có 10 chuyên đề)
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) 1 1
Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 -1991), Liên bang Nga (1991 -2000) 2 2
Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh (1945 – 2000) 1 1 2
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000) 2 2 4
Quan hệ quốc tế (1945 – 2000) 0
Cách mạng KHKT (1945 – 2000) 1 1
Việt Nam từ năm 1919 – 1930 2 1 3 6
Việt Nam từ năm 1930 – 1945 2 2 1 2 7
Việt Nam từ năm 1945- 1954 3 1 1 1 6
Việt Nam từ năm 1954 – 1975 4 1 1 1 7
Việt Nam từ năm 1975 – 2000 1 1
11 Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 2 2
Lịch sử thế giới cận – hiện đại 1 1
Tổng (câu) 22 8 6 4 40
Tỉ lệ (%) 55,0% 20,0% 15,0% 10,0% 100%

2. Môn Địa lí 

Đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11. Tỉ lệ câu hỏi lí thuyết /thực hành là 52,5%/47,5%. Đề thi có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi tham khảo (31/3/2022). Tỉ  lệ câu hỏi Nhận biết, Thông hiểu/Vận dụng và Vận dụng cao là 75% – 25%. Trong phần câu hỏi Nhận biết, có 15 câu sử dụng Atlat. 25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng – Vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí tự nhiên, Địa lí các vùng kinh tế và Địa lí ngành kinh tế. Đối với phần thực hành kĩ năng Địa lí, không có dạng bài mới, tuy nhiên thí sinh cần phải có kĩ năng tính toán cơ bản để nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững đặc trưng của các dạng biểu đồ để nhận dạng và gọi tên chính xác biểu đồ.

Các câu 74, 76, 78, 80 (mã đề 321) là những câu hỏi khó do đi sâu khai thác một vấn đề nhỏ, các phương án có độ nhiễu cao dễ gây nhầm lẫn. Nhìn chung, mức độ câu hỏi tương đương đề thi tham khảo (31/3/2022). Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.

LỚP
CHUYÊN ĐỀ
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
12
1. Địa lí tự nhiên 2 1 1 4
2. Địa lý dân cư 2 2
3. Địa lý các ngành kinh tế 2 3 2 1 8
4. Địa lý các vùng kinh tế 1 2 2 2 7
5. Thực hành kĩ năng địa lý 15 2 2 19
Tổng (câu) 20 10 6 4 40
Tỉ lệ (%) 50% 25% 15% 10% 100%

3. Môn Giáo dục công dân

Đề thi có mức độ tương đương đề tham khảo (31/3/2022), không xuất hiện dạng bài hay nội dung kiến thức mới và là môn thi cuối cùng trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11. Riêng với câu hỏi lớp 12, có 64% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I, 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ Nhận biết – Thông hiểu. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là có thể đạt điểm 7 – 8. 

25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng và Vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tham khảo, có một số câu hỏi mang tính thời sự như vấn đề tiêm vác-xin phòng covid 19 cho trẻ em (câu 98 – mã 303). Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 113, 117, 118, 120 là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Thí sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

LỚP
CHUYÊN ĐỀ
CẤP ĐỘ NHẬN THỨC
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
12
1. Pháp luật và đời sống 1 1 2
2. Thực hiện pháp luật 3 2 1 1 7
3. Công dân bình đẳng trước pháp luật 1 1
4. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội 4 1 5
5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo 1 1 1 3
6. Công dân với các quyền tự do cơ bản 3 2 1 1 7
7. Công dân với các quyền dân chủ 3 2 1 1 7
8. Pháp luật với sự phát triển của công dân 1 2 1 4
11 Công dân với kinh tế 2 2 4
Tổng (câu) 19 11 6 4 40
Tỉ lệ (%) 47,5% 27,5% 15,0% 10,0% 100%

 

Giờ phút này chắc hẳn các thí sinh 2k4 cũng đã phần nào xác định được mức điểm thi tốt nghiệp THPT và đang băn khoăn liệu mức điểm của mình sẽ phù hợp với ngành nghề, trường ĐH nào? Tuy nhiên, đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển và quy định mới trong tuyển sinh ĐH, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ 2k4 giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra phương hướng sắp xếp nguyện vọng xét tuyển hợp lý nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

>>TRUY CẬP CÔNG CỤ TÍNH ĐIỂM TỐT NGHIỆP THPT 2022 TỰ ĐỘNG HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY<<

GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHỌN NGÀNH – CHỌN TRƯỜNG CÙNG CHUYÊN GIA

Đồng hành cùng quý phụ huynh, học sinh trong mùa tuyển sinh 2022, HOCMAI ra mắt giải pháp tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cùng chuyên gia:
– Tư vấn, hướng dẫn cách đặt nguyện vọng xét tuyển hợp lý nhất, giúp 2k4 chắc suất vào đại học
– Chọn trường phù hợp với điểm số
– Định hướng chọn ngành nghề có cơ hội việc làm hấp dẫn
– Trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp với 15+ năm kinh nghiệm
– Hàng ngàn học sinh trên cả nước đã được tư vấn và trúng tuyển vào đại học mơ ước
>>Đăng ký ngay<<

 

Tin tức mới nhất