Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 25, 2024

Scroll to top

Top

Review ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát: Nghề cho người không thích công sở

Nếu bạn có khả năng diễn xuất và mơ ước trở thành một diễn viên nổi tiếng thì sự lựa chọn hàng đầu của bạn chính là ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát. Đây là một ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật nên có rất nhiều quy định đặc thù khi tuyển sinh. Để hiểu rõ hơn về ngành học đặc biệt này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát

1. Ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát là gì?

Ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát là một ngành liên quan đến nghệ thuật và đào tạo diễn xuất trên sân khấu. Đích đến của các diễn viên theo ngành này thường là trở thành một diễn viên nổi tiếng và chuyên nghiệp để có thể đảm nhận các vai diễn trên các sân khấu lớn hoặc các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh.

Theo học ngành này, bạn sẽ được đào tạo rất nhiều kiến thức và kỹ năng về nghệ thuật biểu diễn, chẳng hạn như:

  • – Kỹ năng chuyển thể từ các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn sang biển diễn trên sân khấu, phim ảnh.
  • – Bạn sẽ được học kỹ năng cảm thụ âm nhạc, khả năng phán đoán và thích ứng nhanh với các tình huống bất ngờ để đảm bảo cho vai diễn được tự nhiên và chân thực nhất.
  • – Bạn cũng sẽ biết cách nghiên cứu, phân tích và đánh giá các nhân vật, vai diễn mà mình sẽ đảm nhận.
  • – Ngoài ra, bạn cũng sẽ được học các môn bổ trợ như văn học, triết học, đại cương sân khấu, nghệ thuật hình thể, múa, thanh nhạc, phương pháp sân khấu truyền thông,…

Mã ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát là 7210226.

Khối thi của ngành là khối S và được chia thành 2 khối nhỏ là:

  • – Khối S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
  • – Khối S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)

2. Cơ hội việc làm của ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát là gì?

Bạn có thể làm Diễn viên lồng tiếng sau khi tốt nghiệp

Bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát như:

  • – Bạn có thể làm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các chương trình kịch hát, phim ảnh,…
  • – Bạn có thể làm các công việc liên quan đến sản xuất các chương trình truyền hình, các dự án làm phim, điện ảnh.
  • – Bạn có thể làm diễn viên lồng tiếng cho các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh, phim hoạt hình.
  • – Bạn có thể làm diễn viên tại các hãng phim khác nhau, cả trong và ngoài nước.
  • – Bạn có thể làm các công việc tại các đoàn nghệ thuật từ trung ương đến địa phương, hoặc trong các nhà hát lớn.
  • – Bạn có thể làm việc tại các công ty quảng cáo, truyền thông về lĩnh vực truyền hình, sản xuất các dịch vụ truyền hình.
  • – Bạn cũng có thể làm công việc giảng dạy ở các trung tâm văn hóa, nghệ thuật, hoặc ở các trường đào tạo nghệ thuật.
  • – Nếu có năng lực, bạn cũng có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc trên cùng một lúc.

3. Mức lương của ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát là bao nhiêu?

Mức lương của ngành cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của bạn cũng như vị trí công việc và đơn vị bạn công tác. 

  • – Mức lương khởi điểm cho vị trí nhân viên xây dựng các chương trình sản xuất tại các công ty truyền thông truyền thông là khoảng 5-7 triệu đồng/tháng. Khi được lên làm quản lý, mức lương sẽ tăng lên từ 8-10 triệu/tháng.
  • – Mức lương cho vị trí trợ lý đạo diễn tại các đơn vị truyền hình, sản xuất phim là khoảng 8-10 triệu/tháng. 
  • – Mức lương của bạn sẽ tăng lên nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và năng lực diễn xuất tốt. 

4. Các tố chất cần có để theo học ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát

Để có thể theo học và thành công trong ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát, bạn sẽ cần có một số tố chất sau:

  • – Tố chất đầu tiên và cũng là tố chất quan trọng nhất, đó là bạn phải có khả năng diễn xuất. Đây là yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công trong nghề. Khi bạn có khả năng diễn xuất tốt, biến được hình tượng của nhân vật trong kịch bản lên người thật, bạn sẽ được nhiều đạo diễn để mắt tới và sẽ nhận được nhiều vai diễn hơn.
  • – Tố chất cần có thứ hai là bạn phải có khả năng phối hợp trong công việc. Làm nghề diễn viên, bạn sẽ không chỉ phải làm việc với bạn diễn mà còn phải làm việc với các thành viên khác trong đoàn làm phim, chẳng hạn như đạo diễn, bộ phận phục trang, quay phim,… Vì vậy, khả năng phối hợp công việc tốt và có tinh thần làm việc tập thể là điều không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong nghề.
  • – Tố chất thứ ba là bạn cần có khả năng tưởng tượng phong phú để có thể nắm bắt được ý tưởng một cách tốt nhất. Để có thể đảm nhận được một vai diễn, bạn sẽ phải hiểu được ý tưởng về hình tượng nhân vật của đạo diễn, của nhà biên kịch để có thể thể hiện được nhân vật một cách chân thực nhất.
  • – Để theo được ngành này, bạn cũng cần có tính kiên trì và nhẫn nại. Bởi vì trong công việc, sẽ có lúc bạn phải diễn đi diễn lại rất nhiều lần một phân cảnh. Nếu không đủ kiên trì và nhẫn nại, bạn sẽ rất dễ chán nản và không tìm được điểm sai trong cách diễn của mình để từ đó thay đổi cho phù hợp.
  • – Có khả năng làm việc dưới áp lực cao cũng là tố chất không thể thiếu nếu bạn muốn theo ngành này. Bởi vì tính chất công việc của nghề diễn viên sẽ không giống như làm văn phòng bình thường. Bạn sẽ phải thường xuyên làm việc liên tục, thậm chí làm việc đến khuya để quay các phân cảnh buổi tối. Nếu không có sức khỏe tốt và khả năng chịu áp lực cao, bạn sẽ khó có thể phát triển và thành công trong nghề.
  • – Ngoài ra, để theo được ngành này, bạn cũng cần có niềm đam mê với nghề. Nghề diễn viên là một nghề rất vất vả và thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía như đạo diễn, giám đốc sản xuất, báo chí, khán giả,… Nếu không có niềm đam mê với nghề, bạn sẽ không thể vượt qua được khó khăn và đi đến thành công.

5. Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay ở nước ta chỉ có 3 trường đại học đào tạo ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát, một trường ở miền Bắc và một trường ở miền Nam. Cụ thể là các trường sau:

STT Các trường miền Bắc
1 Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
2 Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
Các trường miền Nam
1 Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP. HCM

Nếu không đủ khả năng vào các trường đại học, bạn cũng có thể ứng tuyển vào một số trường cao đẳng như:

  • – Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội;
  • – Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh;
  • – Trường Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Tp.Hồ Chí Minh;
  • – Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk;
  • – Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.

Qua những thông tin trong bài viết “Review ngành Diễn viên sân khấu – kịch hát: Nghề cho người không thích công sở” chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn phần nào về ngành học đặc biệt này. Nếu bạn yêu thích ngành này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào ngôi trường mà mình yêu thích nhé!

Chắc hẳn nhiều bạn học sinh cũng đang tự hỏi liệu mình có phù hợp với ngành này Diễn viên không, có hợp với ngành kia không? Vì thực chất xung quanh cũng không phải ai cũng biết rõ về chuyên ngành này để trả lời những thắc mắc của các bạn. Dù đây là một ngành khá cũ nhưng với dòng chảy của phát triển xã hội nó đã có nhiều thay đổi so với hồi sơ khai rất nhiều.

Bao nhiêu băn khoăn trong đầu. Để giải quyết những vướng mắc trong chọn ngành, chọn trường, HOCMAI đã triển khai Dịch vụ tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh, phụ huynh với sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục.

Dựa trên bài trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp chuẩn quốc tế MBTI, các em có thể trực tiếp trao đổi và được chuyên gia giải đáp những vướng mắc trong vấn đề chọn ngành nghề, trường ĐH cũng như phương thức tuyển sinh phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách cũng như điều kiện kinh tế. Quý phụ huynh, học sinh có thể đăng ký dịch vụ tư vấn ngay hôm nay TẠI ĐÂY

>>Tham khảo bí kíp lựa chọn chiến lược thi cử, chọn ngành, chọn trường phù hợp từ chuyên gia hàng đầu tại đây: https://tuvantuyensinh.hocmai.vn/chuyen-gia-vu-khac-ngoc-tu-van-1-

Tin tức mới nhất