Tại sao đánh giá năng lực và đánh giá tư duy ngày càng được nhiều trường đại học sử dụng để xét tuyển?
Những kỳ tuyển sinh gần đây, bên cạnh việc xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, ngày càng nhiều trường đại học sử dụng phương thức xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) hoặc điểm kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD). Xu hướng này được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Vì sao lại có sự chuyển dịch phương thức xét tuyển này?
Mục lục
1. Xu thế mới xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL và ĐGTD ngày càng lên ngôi
ĐGNL là kỳ thi do 2 trường ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, mỗi trường có hình thức tổ chức, đề thi, quy mô khác nhau.
Với kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội, đã có gần 50 trường đại học tham gia trực tuyến về Khai thác sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực, trong đó có hơn 30 cơ sở giáo dục đã có văn bản đề nghị ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ tài nguyên và kết quả bài thi để tuyển sinh năm 2022 của trường. Điển hình như nhiều trường đại học top đầu: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng…Xem thêm về kỳ thi
Với kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM, đã có gần 70 cơ sở đào tạo, trường đại học sử dụng điểm để xét tuyển từ nhiều năm trước đó…Kỳ thi thu hút 70.000 thí sinh tham gia chỉ trong đợt 1, tổ chức tại 7 tỉnh/thành phố (số liệu kỳ thi năm 2021), có thể nói, đây là kỳ thi lớn ở khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Xem thêm về kỳ thi
ĐGTD là kỳ thi do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với mục đích đánh giá khả năng tư duy, kiến thức của thí sinh để xét tuyển vào các chương trình đào tạo của trường. Mặc dù mới được tổ chức từ năm 2020, nhưng đến nay kỳ thi đã thu hút nhiều sự chú ý của các đơn vị, nhất là những trường cùng đào tạo khối ngành kỹ thuật. Hiện đã có 8 trường đại học công bố sẽ sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022 để tuyển sinh. “Số trường sử dụng kết quả thi này sẽ được mở rộng trong thời gian tới”, theo PGS Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội. Xem chi tiết về kỳ thi
2. Tại sao ĐGNL và ĐGTD ngày càng được nhiều trường sử dụng để xét tuyển
Theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo – Giám đốc Trung tâm khảo thi ĐH Quốc gia Hà Nội, kỳ thi ĐGNL được tổ chức với nhiều mục đích:
+ Được coi là công cụ khảo thí hữu hiệu giúp đánh giá năng lực học tập trong những năm học tập của học sinh.
+ Phục vụ công tác tuyển sinh cho các trường đại học.
+ Dự báo kết quả học tập bậc đại học của thí sinh.
+ Tư vấn hoạt động dạy, học, đảm bảo chất lượng giáo dục.
+ Đự báo chất lượng nhân lực phổ thông và hướng nghiệp cho học sinh.
Theo PGS.TS Phạm Thu Hương – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương – một trong những đơn vị sử dụng điểm thi đánh giá tư duy để tuyển sinh cho biết, những thí sinh đã trúng tuyển bằng kỳ thi này khi học tập tại Đại học Ngoại thương có chất lượng tốt. Vậy nên nhà trường rất tin tưởng và sẽ gia tăng sử dụng kết quả này để tuyển sinh trong những năm tiếp theo.
Còn về kỳ thi đánh gia tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết: Kỳ thi đánh giá tư duy có yếu tố phân loại cao hơn, nhiều thách thức hơn so với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông”. Là một đơn vị đào tạo chất lượng hàng đầu về khối ngành kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội luôn có yêu cầu cao hơn đối với thí sinh đầu vào của trường, các em phải là những người có năng lực tốt để theo được quá trình học tập đầy áp lực tại đây.
Kết quả của kỳ thi sẽ được nhập lên hệ thống của Bộ GD&ĐT để được lưu lại thông tin giống như kỳ thi Tốt nghiệp THPT, cách xét tuyển cũng được thực hiện đồng thời như các nguyện vọng khác.