Bộ GD&ĐT: Xem xét khuyến cáo các trường không xét tuyển sớm như năm 2022
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự kiến công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm kế tiếp, theo đó Bộ có thể xem xét khuyến cáo các trường không thực hiện xét tuyển sớm như năm 2022.
Xem thêm: Phương án tuyển sinh năm 2023 tại một số trường ĐH (Dự kiến)
Một số thay đổi so với năm 2022
Năm nay, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc nâng cấp, bổ sung các chức năng cần thiết cho phần mềm cũng như nâng cấp đường truyền, giúp giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn cho thí sinh.
Bộ cũng hướng dẫn các trường rà soát lại các phương thức xét tuyển hiệu quả, đồng thời loại bỏ những phương thức không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, tránh gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn cho thí sinh.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng cân nhắc về việc hoàn thiện quy trình tuyển sinh, có thể xem xét khuyến các các trường không thực xét tuyển sớm như năm 2022, thay vào đó là tổ chức xét tuyển tất cả phương thức trong cùng một thời điểm với xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT (đợt 1).
Theo thống kê, năm 2022 có đến 72% thí sinh trúng tuyển thẳng không xác nhận nhập học ngay mà tiếp tục đăng ký xét tuyển, 35% thí sinh không chọn ngành mình đã trúng tuyển sớm.
Thay đổi công thức tính điểm ưu tiên
Theo các thông tin trước đó, năm 2023, Bộ có thể sẽ thay đổi công thức tính điểm ưu tiên nhằm hạn chế việc điểm trúng tuyển cao chót vót dẫn đến thiếu công bằng.
Cụ thể, với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30), điểm ưu tiên được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 điều này.
(Theo VTCNews)
Thí sinh được cộng điểm ưu tiên khu vực vào năm TN THPT và một năm kế tiếp từ năm 2023