Chọn tổ hợp môn lớp 10 – Chọn sai khó sửa
Năm học 2024-2025, lứa học sinh 2k9 cuối cùng vừa tốt nghiệp THCS theo chương trình phổ thông 2006 bước vào THPT, lấp đầy cả 3 khối học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đứng trước việc lựa chọn tổ hợp môn lớp 10, học sinh, phụ huynh đều đang khá lo lắng, thậm chí còn hoang mang với lựa chọn mang tính quyết định nghề nghiệp tương lai.
Để đáp ứng mục tiêu giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, lớp 10, học sinh sẽ phải học 8 môn học bắt buộc là: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh, Quốc phòng an ninh, Giáo dục địa phương, Giáo dục thể chất và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
Theo đó các em sẽ phải đăng ký học tổ hợp lựa chọn với 4 môn trong các nhóm: nhóm Khoa học tự nhiên (Vật Lý, Hóa học, Sinh học); Nhóm Khoa học xã hội (Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật).
- Lộ trình toàn diện - NẮM CHẮC NỀN TẢNG - TỔNG ÔN TOÀN DIỆN - LUYỆN ĐỀ CHUYÊN SÂU
- ĐA DẠNG HÌNH THỨC HỌC - PHÙ HỢP VỚI MỌI NHU CẦU
- TOP THẦY CÔ DANH TIẾNG, GIÀU KINH NGHIỆM
- Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập
Từ năm 2025, học sinh 2k7 và các thế hệ sau sẽ chính thức bước sang kì thi tốt nghiệp theo định dạng mới về môn thi và cấu trúc đề. Thế hệ 2k7 là thế hệ đầu tiên sản phẩm của chương trình giáo dục phổ thông 2018, để thi tốt nghiệp các em chỉ cần thi 4 môn bao gồm: Toán (bắt buộc) + Văn (bắt buộc) + Môn tự chọn 1 (tự chọn bắt buộc) + Môn tự chọn 2 (tự chọn bắt buộc). Như vậy, 2 môn tự chọn sẽ được thí sinh chọn trong 9 môn các em học ở trường phổ thông. Chú ý rằng, 2 môn này các em bắt buộc phải học ở chương trình lớp 12, nếu lớp 12 các em không học môn học nào sẽ không được dùng để thi tốt nghiệp môn đó.
(Chia sẻ của thầy Nguyễn Thành Công – Giáo viên tại hệ thống GD HOCMAI)
Lựa chọn phải tính toán kỹ như:
- Việc chọn TỔ HỢP MÔN HỌC khi vào lớp 10 có ảnh hưởng quyết định đến việc chọn TỔ HỢP MÔN THI khi thi tốt nghiệp.
- Các khối thi truyền thống như A00, A01, B00, C00, D01… chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số NHƯNG các trường Đại học vẫn có thể dùng các tổ hợp này để xét tuyển như những năm vừa qua.
- Bên cạnh đó, sự xuất hiện của “màu xanh” hy vọng là các tổ hợp khối “chưa được đặt tên” hoặc được đặt tên nhưng hiếm khi các trường đại học dùng.
- Thí sinh theo các tổ hợp môn học “nghèo” các khối thi truyền thống cần theo dõi sát sao phương án tuyển sinh của các trường để biết môn mình học có phù hợp với trường muốn thi tuyển hay không.
- Có vẻ học sinh Hà Nội với giai đoạn cấp 2 chỉ học Toán, Văn, Anh để thi vào 10 sẽ lựa chọn tổ hợp thi Toán, Văn, tiếng Anh và Vật lí sẽ có được 2 khối thi truyền thống là A01 và D01 để xét tuyển vào các ngành thuộc khối Kinh tế…
- Nếu thí sinh chỉ giới hạn phương án vào đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp sẽ khiến cơ hội vào Đại học của các em bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, các em cần nghiên cứu các kì thi Đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, các phương án xét tuyển bằng học bạ, học bạ phối hợp với các chứng chỉ chuẩn hoá… điều này khiến gia đình phải đầu tư tốn kém hơn, chịu khó tìm hiểu về tương lai nghề nghiệp của mình hơn và CÓ TRÁCH NHIỆM hơn với các lựa chọn của mình.
Tóm lại việc chọn môn tự chọn quan trọng bởi khó thay đổi về sau, bởi cần sự phù hợp với việc tuyển sinh đầu vào của đại học mà bạn muốn và phù hợp với nghề nghiệp trong tương lai. Do đó phụ huynh và các em cần phải xem xét rất cẩn thận ngay từ khi bước vào lớp 10.
(Nguồn: Chia sẻ tư vấn giải đáp chọn tổ hợp môn vào 10 của thầy Nguyễn Thành Công)
Phụ huynh học sinh tham khảo thêm chương trình lớp 10 tại > > > https://hocmai.link/2foEur