Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 27, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Luật kinh tế - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Review ngành Luật kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành “cực hot” trong thời kỳ hội nhập

Luật kinh tế là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển nghề nghiệp tốt nên ngày càng được rất nhiều bạn trẻ đăng ký theo học. Vậy ngành Luật kinh tế là gì và sau khi tốt nghiệp ngành này làm công việc gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về ngành học này tại NEU để các bạn có thể đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân mình.

Ngành Luật kinh tế có nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển nghề nghiệp tốt

1. Ngành Luật kinh tế là gì?

Mã ngành: 7380107

Giống như tên gọi, ngành Luật kinh tế (Economic Law) là một ngành học đào tạo và nghiên cứu về Luật trong lĩnh vực kinh tế. Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ về kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau cũng như quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước. Luật kinh tế sẽ giúp giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại, đồng thời đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình giao thương ở trong và ngoài nước.

Hiện nay vẫn có nhiều bạn không phân biệt được sự khác nhau giữa ngành Luật và ngành Luật kinh tế. Hai ngành này có sự khác nhau như sau:

  • – Ngành Luật sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức về Luật ở hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực kinh tế. Một số lĩnh vực khác có thể kể đến như luật thừa kế, luật hôn nhân gia đình, luật môi trường, tội phạm học,…
  • – Ngành Luật kinh tế chỉ cung cấp các kiến thức về Luật ở lĩnh vực kinh tế.

Theo học ngành Luật kinh tế, ngoài kiến thức về Luật ở lĩnh vực kinh tế, sinh viên cũng sẽ được trang bị rất nhiều kỹ năng khác nhau để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. Chẳng hạn như: kỹ năng thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp; kỹ năng quản trị nội bộ doanh nghiệp; kỹ năng đàm phán, soạn thảo và tổ chức thực hiện các loại hợp đồng trong kinh doanh, thương mại; kỹ năng phân tích, đánh giá, tư vấn và giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại…

2. Học ngành Luật kinh tế tại NEU như thế nào?

Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ (trong đó có 21 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).

Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế của NEU

3. Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế của NEU

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Luật kinh tế Luật 20.626.8521.382727.1
Ghi chú

Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Tốt nghiệp THPT

TN THPT

Luật kinh tế; Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi tốt nghiệp NEU ra sao?

Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế tại NEU, sinh viên sẽ có rất nhiều lựa chọn công việc với mức lương hấp dẫn và khả năng thăng tiến cao. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận một số vị trí công việc sau:

  • – Bạn có thể làm chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp; chuyên viên tư vấn pháp luật; hoặc chuyên viên pháp chế.
  • – Bạn có thể làm chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư.
  • – Bạn có thể làm chuyên gia tư vấn pháp lý chuyên phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp.
  • – Bạn có thể làm công việc giảng dạy, nghiên cứu về luật kinh tế.

Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị sau:

  • – Nhóm 1: Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hoặc các tổ chức kinh tế khác.
  • – Nhóm 2: Làm việc trong các tổ chức hành nghề luật như: Văn phòng luật sư, Công ty Luật, Văn phòng Công chứng, Trung tâm hòa giải thương mại, Trung tâm Trọng tài thương mại, Trung tâm tư vấn pháp luật…
  • – Nhóm 3: Làm việc tại các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và địa phương.
  • – Nhóm 4: Làm việc tại các Tổ chức liên chính phủ, Tổ chức phi Chính phủ, Tổ chức quốc tế…
  • – Nhóm 5: Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, các viện nghiên cứu; hoặc tại các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.

Trên đây, bài viết “Review ngành Luật kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành “cực hot” trong thời kỳ hội nhập” đã chia sẻ những thông tin cần thiết về ngành Luật kinh tế của NEU. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có lựa chọn đúng đắn hơn ngành nghề tương lai của mình.

Tin tức mới nhất