Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 14, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Luật kinh tế - Đại Học Tài Chính Marketing

Review ngành Luật kinh tế trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM): Ngành học “đắt giá” không lo thất nghiệp

Luật kinh tế hiện đang là một trong những ngành học rất “hot” được nhiều thí sinh quan tâm trong các mùa tuyển sinh bởi nhu cầu việc làm khá lớn, ra trường không lo thất nghiệp. Từ đây mà nhu cầu tìm hiểu thông tin về ngành Luật kinh tế như ngành này học gì? Ra trường làm gì? cũng tăng nhanh chóng. Để giúp các bạn thí sinh giải đáp các vấn đề này và có cơ sở tốt nhất để lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân, bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Luật kinh tế tại UFM. Các bạn hãy theo dõi nhé!

Ngành Luật kinh tế hiện có nhu cầu việc làm khá lớn, ra trường không lo thất nghiệp

1. Ngành Luật kinh tế là gì?

Mã ngành: 7380107

Ngành Luật kinh tế (Economic Law) là một ngành học thuộc nhóm ngành luật nhưng lại phục vụ chính cho lĩnh vực kinh tế. Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh và chi phối các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau, cũng như trong quá trình quản lý và tổ chức kinh tế của nhà nước.

Luật kinh tế ra đời để giúp nhà nước kiểm soát và cũng bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế.

2. Học ngành Luật kinh tế tại UFM như thế nào?

Ngành Luật kinh tế của UFM hiện đang đào tạo một chuyên ngành duy nhất, đó là Luật đầu tư và kinh doanh. Thời gian đào tạo là 4 năm. Tổng khối lượng kiến thức đào tạo là 121 tín chỉ (chưa kể kỹ năng mềm, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng).

Khi theo học chuyên ngành này tại UFM, bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tiếng Anh và kinh tế học, đến các kiến thức tổng hợp về nhà nước, pháp luật, và kiến thức chuyên môn về các ngành luật như luật kinh tế, luật dân sự, luật hành chính, luật hình sự, luật lao động, luật quốc tế, luật hôn nhân và gia đình… Trong đó, bạn sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Luật kinh tế chuyên ngành Luật đầu tư và kinh doanh tại UFM trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế chuyên ngành Luật đầu tư và kinh doanh Khóa 21D của UFM

3. Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế của UFM

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Tài Chính Marketing Luật kinh tế Luật 28.585024.825.282126.5850
Ghi chú

Học bạ

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Tốt nghiệp THPT

Luật kinh tế

Luật kinh tế

Học bạ
Luật kinh tế

Luật kinh tế

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi tốt nghiệp UFM

Thời đại mở cửa như hiện nay đã mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên thực sự năng lực, trong đó không thể không kể đến sinh viên ngành Luật kinh tế. Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đều cần có nhân lực pháp lý để có thể hoạt động và phát triển hoạt động kinh doanh mà không vi phạm pháp luật Việt Nam. Đây chính là lý do khiến ngành Luật kinh tế trở nên “đắt giá” và được xếp vào nhóm ngành “khát” nhân lực hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế tại UFM sẽ hướng người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các tổ chức, cơ quan sau:

  • – Làm việc ở vị trí chuyên viên pháp chế, chuyên viên văn phòng, chuyên viên nhân sự tại các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, các tổ chức chính trị, xã hội…
  • – Làm việc ở vị trí Thư ký tại các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án dân sự và đủ điều kiện về mặt chuyên môn để trở thành Thẩm phán, Chấp hành viên và Kiểm sát viên.
  • – Làm nhân viên phòng Pháp chế, phòng hành chính, nhân sự tại các doanh nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
  • – Làm chuyên viên tại các văn phòng luật sư/công ty luật; các tổ chức thừa phát lại; các tổ chức thẩm định giá; văn phòng công chứng… và đủ điều kiện về chuyên môn để trở thành Luật sư, Trọng tài viên, Công chứng viên…
  • – Làm chuyên viên, trợ giảng trong các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu luật học.

Tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

Thời gian từ 0-4 năm sau khi tốt nghiệp: bạn có thể làm việc ở một vị trí công việc hoặc luân chuyển ở nhiều vị trí công việc về pháp chế; thư ký tại các tổ chức, cơ quan; trợ lý cho các luật sư… Cụ thể như sau:

  • – Làm nhân viên pháp chế trong các công ty, doanh nghiệp;
  • – Làm thư ký trong các văn phòng luật sư, văn phòng thừa phát lại, văn phòng công chứng…
  • – Làm thư ký Tòa án, thư ký trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp…
  • – Làm trợ lý pháp chế cho chủ tịch công ty, giám đốc…

Thời gian từ 5-10 năm sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành:

  • – Thẩm phán, Luật sư, Công chứng viên…
  • – Lãnh đạo trong các tổ chức hành nghề luật.
  • – Lãnh đạo cấp phòng trong các tổ chức, cơ quan…

Thời gian sau 10 năm tốt nghiệp, với lượng kiến thức và kỹ năng tích lũy được, đỉnh cao nghề nghiệp của một cử nhân Luật kinh tế là:

  • – Làm giám đốc trong các công ty luật, văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại…
  • – Làm lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội…

Trên đây, bài viết “Review ngành Luật kinh tế trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM): Ngành học “đắt giá” không lo thất nghiệp” đã chia sẻ các thông tin về ngành Luật kinh tế cũng như cơ hội việc làm khi bạn theo đuổi ngành học này. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành Luật kinh tế và giúp bạn phần nào trong việc chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.

Tin tức mới nhất