Chuyên ngành Quản lý dự án - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Review ngành Quản lý dự án trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành “hot” không lo thất nghiệp
Quản lý dự án là một ngành còn khá mới mẻ tại nước ta nên số người theo học còn khá ít. Tuy nhiên, ngành này lại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này và có cơ sở đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân, bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành Quản lý dự án tại NEU để các bạn tham khảo nhé!
Mục lục
1. Ngành Quản lý dự án là gì?
Mã ngành: 7340409
Quản lý dự án (Project Management) là ngành học chuyên đào tạo về việc hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả các khâu của một dự án nhằm đạt được hiệu quả. Quản lý dự án có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế trong nước và toàn cầu. Điều này được thể hiện rõ ở chỗ, Quản lý dự án sẽ đảm bảo các công việc trong dự án được hoàn thành theo đúng yêu cầu và thời gian đã quy định từ trước, trong phạm vi ngân sách đã được phê duyệt và không có sự thay đổi.
Việc quản lý và điều hành dự án đòi hỏi phải người quản lý phải có sự nhạy bén, linh hoạt và khả năng quản lý rủi ro tốt. Bởi vì không có dự án nào giống dự án nào, mỗi dự án sẽ ít nhiều có sự khác nhau về ý tưởng, mục tiêu, thời gian, địa điểm và không gian triển khai.
2. Học ngành Quản lý dự án tại NEU như thế nào?
Chương trình đào tạo ngành Quản lý dự án tại NEU kéo dài 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).
Khối lượng kiến thức đào tạo là 129 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 86 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).
Về kiến thức, sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về kinh tế, đầu tư, quản lý; và kiến thức hiện đại, chuyên sâu về quản lý dự án; bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo kiến thức về các công cụ và khả năng vận dụng các phương pháp quản lý dự án vào hoạt động thực tiễn.
Về kỹ năng, sinh viên sẽ được rèn luyện năng lực thực hiện quản lý dự án và dự án đầu tư; kỹ năng tổng hợp, khái quát và phân tích vấn đề; khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm để đảm bảo hiệu quả công việc trong quản lý dự án đầu tư. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện kỹ năng để có thể xử lý được các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý dự án.
Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Quản lý dự án tại NEU trong bảng dưới đây:
3. Điểm chuẩn ngành Quản lý dự án của NEU
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | ||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân | Quản lý dự án | Quản lý dự án | 19.4 | 27.15 | 20.65 | 27.3 | 27.5 |
Ghi chú | Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Tốt nghiệp THPT | TN THPT | Điểm thi TN THPT |
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản lý dự án sau khi tốt nghiệp NEU ra sao?
Vì là một ngành khá mới, ít người theo học nên nhu cầu nhân lực của ngành Quản lý dự án hiện nay đang rất cao. Chính vì vậy mà các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này chắc chắn sẽ có cơ hội việc làm rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn cùng với chế độ đãi ngộ đặc biệt. Sau khi ra trường, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:
– Bạn có thể trở thành cán bộ hoặc chuyên viên quản lý dự án tại các dự án đầu tư công, các Ban quản lý dự án, bộ phận đầu tư tại các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức của nền kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước;
– Bạn có thể trở thành kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư giúp thẩm định công trình và quản lý các dự án đầu tư;
– Bạn có thể làm giám sát và nghiệm thu công trình về mặt định mức, tài chính và tổ chức lao động;
– Bạn có thể trở thành giám đốc dự án hoặc giám đốc của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng;
– Bạn có thể trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ hoặc tư vấn về lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, lập và đánh giá dự án, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như triển khai thiết kế, đấu thầu, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình;
– Bạn có thể tự tìm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân hoặc làm cán bộ khởi sự doanh nghiệp;
– Bạn có thể làm giảng viên, cán bộ nghiên cứu về quản lý dự án tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hoặc tại các cơ quan hoạch định chính sách về đầu tư và quản lý dự án, hoặc có thể làm chuyên gia tư vấn độc lập về quản lý dự án.
Hy vọng rằng bài viết “Review ngành Quản lý dự án trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành “hot” không lo thất nghiệp” đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành Quản lý dự án tại NEU. Nếu cảm thấy có hứng thú với ngành học này thì bạn hãy đăng ký xét tuyển nhé!