Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 14, 2025

Scroll to top

Top

Đại học Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2024

Đại học Hà Nội công bố đề án tuyển sinh – 50% tổng chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, 50% còn lại theo các phương thức khác.

Tuyển sinh đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy

  1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh:

a, Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường

xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển hoặc đã tốt nghiệp chương trình

THPT của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.

b,  Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận

bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào ngành học phù

hợp với tình trạng sức khoẻ.

  1. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong và ngoài nước.
  2. Phương thức tuyển sinh:

a,  Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT: chiếm 5% tổng chỉ tiêu.

b, Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội: chiếm 45% tổng chỉ tiêu.

c,  Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: chiếm 50% tổng chỉ tiêu.

– Trường hợp Nhà trường không tuyển hết số chỉ tiêu theo phương thức 1.3.1 và 1.3.2, các chỉ tiêu đó sẽ dành cho phương

thức c.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh theo từng Phương thức

5. Ngưỡng đầu vào:
Thí sinh có tổng điểm 03 môn thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt 16 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).

  1. Tổ chức tuyển sinh:

a,  Thời gian, hình thức nhận ĐKXT: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

b, Nguyên tắc xét tuyển:

– Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

(qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của

– Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.

+) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển (5% tổng chỉ tiêu): Xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT.

+) Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội (45% tổng chỉ tiêu): Xét theo tổng điểm quy đổi từ cao xuống thấp cho tới khi hết chỉ tiêu. Thí sinh không trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển kết hợp có thể tham gia xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển kết hợp phải khai báo trên hệ thống nghiệp vụ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

+) Xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (50% tổng chỉ tiêu):

– Tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có), xếp từ cao xuống thấp. Xét tuyển nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu

của từng ngành, theo nguyên tắc từ cao xuống thấp. Cụ thể cách xác định tổng điểm để xét tuyển như sau:

+ Đối với tất cả các ngành: điểm Toán + điểm Ngữ văn + (điểm Ngoại ngữ x 2) + (điểm ưu tiên x 4/3).

+ Đối với các ngành: Công nghệ tài chính, Công nghệ thông tin và Công nghệ thông tin – CTTT: điểm Toán + điểm

Ngoại ngữ (hệ số 1) + điểm Vật lý + điểm ưu tiên (hệ số 1).

+ Đối với ngành Truyền thông đa phương tiện: điểm Toán + điểm Ngoại ngữ (hệ số 1) + điểm Ngữ văn + điểm ưu tiên

(hệ số 1).
7. Chính sách ưu tiên:

– Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

– Ưu tiên xét tuyển (dành cho các đối tượng thuộc diện tuyển thẳng nhưng không sử dụng quyền tuyển thẳng) theo quy định

của Bộ GD&ĐT.

  1. Lệ phí xét tuyển:

– Xét tuyển bằng điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

– Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội: 10.000đ/nguyện vọng.

  1. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm.

– Xét tuyển đợt 1: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

– Xét tuyển đợt bổ sung (nếu có): Theo quy định của Trường Đại học Hà Nội.

  1. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành): không có.

  2. Thông tin tuyển sinh các ngành đào tạo đặc thù có nhu cầu cao về nhân lực trình độ đại học đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: không có.

  1. Học phí áp dụng đối với sinh viên chính quy khóa 2024, cụ thể như sau:

– Nhóm dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ

+ Các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương: 720.000 đ/tín chỉ.

+ Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, dự án TN, thực tập và khóa luận tốt nghiệp:

  • 820.000 đ/tín chỉ (với ngành Truyền thông doanh nghiệp dạy bằng tiếng Pháp).
  • 880.000 đ/tín chỉ (với các ngành dạy bằng tiếng Anh).
  • 1.030.000 đ/tín chỉ (với ngành Công nghệ tài chính)
  • 1.740.000 đ/tín chỉ (với CTĐT tiên tiến các ngành: Công nghệ thông tin và Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành

dạy bằng tiếng Anh).

– Nhóm ngành Ngôn ngữ:

+ Các học phần của CTĐT tiêu chuẩn và các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở ngành (dạy

bằng tiếng Việt) của CTĐT tiên tiến: 720.000 đ/tín chỉ.

+ Các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (dạy bằng ngoại ngữ), ngành, chuyên ngành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp của CTĐT tiên tiến:

  • 1.140.000 đ/tín chỉ (với ngành Ngôn ngữ Italia).
  • 1.400.000 đ/tín chỉ (với ngành Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc).

Ghi chú: Mức học phí được điều chỉnh từng năm học theo lộ trình điều chỉnh học phí của Chính phủ và tùy thuộc tình hình

thực tế với mức tăng không quá 15%/năm học (Thực hiện theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ).

  1. Tài chính:

a . Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của Trường: 414.694.517.885 đồng/năm.

b. Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh: 23.900.000 đồng/sinh viên/năm.

Tin tức mới nhất