Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 2, 2024

Scroll to top

Top

Đánh giá tư duy 2023: Nhận định Bộ câu hỏi minh họa của ĐH Bách khoa Hà Nội

Cùng theo dõi phần nhận định nhanh cung cấp bởi tổ chuyên môn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI về bộ câu hỏi minh họa đề thi Đánh giá tư duy (TSA) mà Đại học Bách khoa Hà Nội mới công bố nhé!

Xem thêm: Đánh giá tư duy 2023: Ví dụ mẫu và dạng câu hỏi đề thi ĐGTD của ĐH Bách khoa Hà Nội

NHẬN ĐỊNH NHANH BỘ CÂU HỎI MINH HỌA 

KỲ THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2023

1. Nhận định chung

Các câu hỏi minh họa xóa nhòa các khối thi truyền thống, không nhằm mục đích đánh giá khả năng giải bài tập các môn học đơn lẻ; không nặng về tính toán/giải toán.

Các câu hỏi gần như đều sử dụng/đưa ra các tình huống thực tiễn, tình huống có vấn đề. Hướng giải quyết vấn đề chính là kết quả của quá trình tư duy từ thấp đến cao của thí sinh

Bài thi yêu cầu và nhấn mạnh kĩ năng Đọc hiểu (Không chỉ thể hiện ở câu hỏi phần Tư duy đọc hiểu mà đọc hiểu là phương tiện để xử lí các phần thi còn lại) => Thí sinh cần có kĩ năng đọc tốt bao gồm cả đọc lướt, đọc trọng tâm, đọc nhanh và tư duy nhanh.

Các câu hỏi nhìn chung không khó xử lí nếu đứng đơn lẻ nhưng đòi hỏi thí sinh phải có chiến thuật và tốc độ tư duy nhanh, phán đoán nhanh và đưa ra hướng xử lí nhanh. Tuy nhiên, cần 1 đề thi hoàn chỉnh để có thể có sự đánh giá toàn diện hơn, mang tính tổng thể và hữu ích hơn cho học sinh.

2. Nhận định từng phần

Nhận định cụ thể về từng phần như sau:

2.1 Tư duy Toán học

>>> Ví dụ phần tư duy toán học: xem câu hỏi và đáp án TẠI ĐÂY

Nội dung các câu hỏi tập trung chủ yếu các lĩnh vực Toán học lớp 11 và 12 và có 1 câu thuộc Số học thuộc phần kiến thức THCS. Nội dung các câu hỏi nhấn mạnh đến tư duy định lượng bám rất sát với các vấn đề thực tiễn. Cấu trúc câu hỏi có ý nghĩa cả về mặt vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho những mối quan hệ của toán học; truy cập các kiến thức toán học bằng trí nhớ; kết hợp cùng với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán, thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận và đưa ra quyết định dựa trên toán học, thuật toán hoặc tựa thuật toán phù hợp

 Mức độ câu hỏi phủ cả 3 mức độ tư duy như Đại học Bách khoa đã công bố. Trong đó có 2 câu ở mức độ 1; 6 câu ở mức độ 2 và 4 câu ở mức độ 3.

Nhìn chung, các câu hỏi đã công bố không xuất hiện các câu hỏi nặng về tính toán như đề thi TNTHPT những dạng thức hỏi thì rất đa dạng, xuất hiện nhiều câu hỏi thực tiễn cần mô hình hóa toán học để xử lí; cũng chưa xuất hiện câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải có năng lực tư duy bậc cao. Tuy nhiên, điểm khó khăn gây cản trở cho các bạn thí sinh là áp lực thời gian.

2.2 Tư duy Đọc hiểu

>>> Ví dụ phần tư duy đọc hiểu: xem câu hỏi và đáp án TẠI ĐÂY

Đề thi có cách hỏi tương đương bài thi đọc hiểu của ACT, nội dung các câu hỏi không đánh đố, rất cụ thể (xác định rõ vị trí của thông tin cần làm rõ) nhưng “mới mẻ”, yêu cầu tư duy nhanh và có kĩ năng đọc nhanh, hiệu quả (cả đọc lướt và đọc kĩ). Đối với phần văn bản báo chí, các câu hỏi Đúng sai khá khó, vì sẽ cần suy luận từ 2 đến 3 bước để có thể trả lời.

Hệ thống ngữ liệu đa dạng và phủ 2 hai loại hình là: Văn bản báo chí và văn bản văn học. Trong đó có 2 văn bản báo chí (nội dung chuyên ngành tài chính, công nghệ) và 1 văn bản văn học (truyện ngắn Lỗ Tấn) với các dạng câu hỏi: Tìm ý/nội dung/mục đích chính của bài viết; Xác định thông tin trong bài viết (có chỉ dẫn vị trí cụ thể). Tuy vẫn hướng về đối tượng là người đọc phổ thông nhưng do đề tài của các văn bản rộng nên nếu không quen thuộc với đề tài/chủ đề thì đọc sẽ lâu hơn (mất thời gian để hiểu/làm rõ các từ ngữ chưa quen thuộc.) Nhìn chung, các câu hỏi tập trung vào phần báo chí, khoa học hơn là văn học.

Các câu hỏi yêu cầu vận dụng nhiều kĩ năng cùng một lúc, trong khoảng thời gian ngắn: đọc lướt, đọc kĩ, suy luận, dự đoán (câu hỏi kéo thả hoàn toàn có thể dùng kĩ năng suy luận để tạo ra 1 câu hoặc 1 đoạn văn có ý nghĩa, logic mà không cần đọc kĩ nội dung văn bản). Hệ thống các từ gây nhiễu trong câu hỏi + phương án nhiễu được xây dựng khá tốt nên rất dễ làm cho người đọc bối rối, bị “nhiễu tư duy” và mất điểm.

2.3 Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề

>>> Ví dụ phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề: xem câu hỏi và đáp án TẠI ĐÂY

Các câu hỏi minh họa không nặng về kiểm tra lí thuyết mà thiên về đánh giá khả năng tư duy, với mục đích đo lường khả năng: tính, giải thích được dữ liệu; chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được những mô hình đánh giá, suy luận và kết quả của thử nghiệm. Đặc biệt cũng giống như phần Tư duy Toán học,  không có các câu hỏi về nội dung tính toán.  Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ tư duy. Mỗi đoạn thông tin gồm 4 câu hỏi trong đó 1 câu hỏi ở mức độ 1, 2 câu hỏi ở mức độ 2  và 1 câu hỏi ở mức độ 3.

Dạng thức câu hỏi: Gồm 2 đoạn thông tin khoa học thuộc lĩnh vực Hóa học và Sinh học được truyền tải theo 1 trong 3 định dạng khác nhau là: Biểu diễn dữ liệu (bảng biểu, sơ đồ và đồ thị khoa học);Tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hay nhiều thí nghiệm có liên quan); Quan điểm xung đột (2 hay nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không có phù hợp với nhau).

Nội dung các câu hỏi không phụ thuộc nội dung chương trình giáo dục ở phổ thông. Nội dung bài đọc đã bao gồm toàn bộ những thông tin cần thiết, do đó, để tìm phương án trả lời đòi hỏi thí sinh phải có kĩ năng đọc hiểu văn bản tốt đồng thời phải biết vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và áp dụng kiến thức một cách thành thạo để có thể tìm thông tin nhanh và xử lí nhanh câu hỏi.

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình nhiều phương án xét tuyển đa dạng để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện toàn diện giúp các em nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>>NHẬN NGAY LỘ TRÌNH ÔN LUYỆN TOÀN DIỆN CHINH PHỤC MỌI KỲ THI TẠI ĐÂY<<

Tin tức mới nhất