Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 16, 2024

Scroll to top

Top

ĐHQGHN: Công bố Cấu trúc, đề cương chi tiết bài thi Đánh giá năng lực (HSA) năm 2023

Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều phụ huynh và học sinh. Nhằm đánh giá được tối đa năng lực của thí sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện đề thi qua các năm. Hãy cùng HOCMAI cập nhập Cấu trúc, đề cương chi tiết bài thi Đánh giá năng lực (HSA) năm 2023 mới nhất tại bài viết này nhé!

1. Dạng thức bài thi

Bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG HN năm 2023 được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT dựa trên Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới.

Dựa trên nền tảng kiến thức thuộc Chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính là:

  • – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
  • – Năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu;
  • – Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên – Xã hội).

Độ khó của các câu hỏi chia làm 3 cấp độ, tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3. Tỷ lệ từng cấp độ như sau: Cấp độ 1: 20%, Cấp độ 2: 60%, Cấp độ 3: 20%.

2. Cấu trúc, đề cương chi tiết bài thi Đánh giá năng lực (HSA)

Cấu trúc Lĩnh vực kiến thức Dạng thức
câu hỏi
Số
câu hỏi
Mục tiêu đánh giá Phạm vi kiến thức
Phần 1.
Tư duy định lượng
Toán học
(75 phút)
Đại số; Hình học; Giải tích; Thống kê và xác suất sơ cấp. Gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất và 15 câu điền đáp án 50 Thông qua lĩnh vực Toán học, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn toán học, tư duy trừu tượng không gian.
Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%
Kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%
Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Phần 2.
Tư duy định tính
Ngữ văn – Ngôn ngữ
(60 phút)
Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật, v.v. Gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất 50 Thông qua lĩnh vực Ngữ văn – Ngôn ngữ, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy logic, tuy duy ngôn ngữ tiếng Việt.
Phần 3.
Khoa học
Tự nhiên – Xã hội
(60 phút)
Vật Lý: Cơ học, Điện học, Quang học, Từ trường, hạt nhân nguyên tử, Lượng tử ánh sáng….
47 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất và 03 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học.
10
Thông qua lĩnh vực Khoa học tự nhiên, xã hội: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý đánh giá năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học: khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy, lập luận và tổng hợp, ứng dụng, am hiểu đời sống kinh tế xã hội; khả năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử thông qua lĩnh vực Lịch sử; Khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; Khả năng nghiên cứu và thực nghiệm thông qua lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%
Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%.
Hóa học: Hóa học đại cương (các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử); Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ… 10
Sinh học: Sinh học cơ thể, Di truyền và biến dị, Tiến hóa…. 10
Lịch sử: Lịch sử thế giới cận – hiện đại Lịch sử Việt Nam cận – hiện đại … 10
Địa lý và Giáo dục: Địa lý tự nhiên, Địa lý dân cư, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý các ngành kinh tế, Địa lý các vùng kinh tế. 10

3. Hình thức thi:

Bài thi ĐGNL (HSA) được thực hiện trên máy tính. Sau khi kết thúc mỗi phần, máy tính tự động chuyển sang phần tiếp theo.

4. Phương pháp làm bài:

Thí sinh thực hiện bài thi theo hướng dẫn làm bài của ĐHQGHN

  • – Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn: Thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất (A, B, C, D) cho mỗi câu hỏi.
  • – Đối với các câu hỏi điền đáp án: Thí sinh điền đáp án tìm được vào ô trống có sẵn tương ứng của câu hỏi thi.

5. Phương pháp chấm điểm:

Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định.

Tổng điểm của toàn bài thi tối đa là 150 điểm, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm).

Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2-4 phút. Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1-4 câu hỏi thử nghiệm.

Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học.

>>Thí sinh tham khảo đề thi mẫu do ĐHQG Hà Nội công bốTẠI ĐÂY

>Tất tần tật lưu ý về kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (HSA) 2023 thí sinh không nên bỏ qua

(Theo Đại học Quốc gia Hà Nội)

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<

Tin tức mới nhất