Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 5, 2024

Scroll to top

Top

Đỗ đại học nhưng trượt tốt nghiệp – Tình huống trớ trêu trong mỗi mùa tuyển sinh

Nghe có vẻ khó tin, nhưng đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, bởi cách tính điểm tốt nghiệp THPT và điểm tổ hợp để xét tuyển vào đại học khác nhau.

1. Đủ điểm đỗ đại học nhưng trượt tốt nghiệp là gì?

Đủ điểm đỗ đại học nhưng trượt tốt nghiệp là trường hợp có thể xảy ra, bởi thí sinh có thể mắc phải những trường hợp bị đánh trượt tốt nghiệp theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.1 Cách tính điểm xét tuyển đại học theo tổ hợp môn

– Các ngành không có môn nhân hệ số:

Điểm xét đại học = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 +
Điểm ưu tiên (Nếu có)

 

– Các ngành có môn chính nhân hệ số:

+ Những trường xét tuyển theo thang điểm 40:

Điểm xét đại học = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3×2 +
Điểm ưu tiên (Nếu có)

+ Những trường xét tuyển theo thang điểm 30:

Điểm xét đại học = [Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3×2] x3/4 +
Điểm ưu tiên (Nếu có)

1.2 Cách tính điểm tốt nghiệp THPT

Ví dụ: Năm 2021, thí sinh NGUYỄN VĂN B thi tốt nghiệp THPT với số điểm như sau:

Toán: 7, Văn: 3, Anh: 1, Lí: 6, Hóa: 8, Sinh: 5

Điểm ưu tiên: 2

Bạn B đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Công nghệ Dầu khí và Khai thác dầu của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng. Với điểm tổ hợp môn khối A00 là 23 nên B vừa đủ điểm đậu vào ngành. Tuy nhiên, điều kiện trước tiên khi vào đại học là thí sinh phải đỗ tốt nghiệp. Còn trường hợp của B, do thí sinh này có điểm môn Anh = 1 (điểm liệt) nên B đã trượt tốt nghiệp.

Điều này đồng nghĩa với việc, dù B đủ điểm chuẩn để đậu nguyện vọng 1, nhưng B không đỗ tốt nghiệp nên B cũng đã trượt đại học.

3. Học sinh lớp 12 cần làm gì để tránh gặp phải trường hợp trở trêu này?

Đỗ đại học nhưng trượt tốt nghiệp, là trường hợp không phải hiếm có trong các mùa tuyển sinh. Nguyên nhân là do tình trạng học lệch, học tủ của thí sinh. Các em chỉ chú trọng vào các môn thi đại học nên dễ dàng chủ quan, bỏ bê những môn học khác. Chúng ta không khó để bắt gặp trường hợp một lớp theo ban tự nhiên, được các giáo viên nới lỏng khi đến giờ học các môn xã hội và ngược lại.

Để xảy ra tình trạng này, lỗi một phần là ở các em học sinh, nhưng cũng một phần đến từ phía gia đình và nhà trường, khi đã để các em được học lệch, chỉ chú trọng vào môn xét đại học. Nhiều đơn vị muốn tạo lợi thế hơn trong việc đỗ tốt nghiệp nên đã “nới lỏng” việc cho điểm trên lớp với những môn khác. Có những trường hợp như học sinh B ở ví dụ trên. Khi điểm tổng kết trên lớp thì cao, nhưng đến khi thi thật điểm chênh lệch rất nhiều, thậm chí bị điểm liệt.

Để hạn chế tình trạng này, từ phía nhà trường phải quản lý chặt chẽ việc giảng dạy của giáo viên trên lớp. Đánh giá thực chất điểm của các em bằng những bài kiểm tra định kỳ chứ không phải cho điểm một cách dễ dãi. Từ phía học sinh, chính các em cũng không nên học lệch, học tủ và cần nhận biết tầm quan trọng của các môn thi như nhau. Có như vậy thì tình huống trớ trêu – Đủ điểm đậu đại học nhưng trượt tốt nghiệp mới không xảy đến với các em.

4 lý do khiến thí sinh bị trượt tốt nghiệp THPT theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin tức mới nhất