Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | October 5, 2024

Scroll to top

Top

Bối rối trong việc chuyển đổi tổ hợp môn, nhà trường và học sinh cần làm gì?

Trải qua một học kỳ, nhiều học sinh muốn thay đổi tổ hợp môn do thay đổi định hướng nghề nghiệp hoặc không thể theo kịp tổ hợp môn đã chọn.

Học sinh và nhà trường bối rối trong việc chuyển đổi tổ hợp môn

Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) được triển khai trong năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 10 phải học 8 môn bắt buộc bao gồm Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Giáo dục của địa phương và Lịch sử. Bên cạnh đó, học sinh sẽ được lựa chọn 4 môn trong 9 môn học bao gồm: Địa lý; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật. Tùy vào nguồn lực, cơ sở vật chất và giáo dục mà mỗi trường sẽ xây dựng những tổ hợp riêng cho học sinh chọn lựa.

Nhiều học sinh muốn đổi tổ hợp môn

Học kỳ I năm 2022-2023 đã trôi qua, rất nhiều học sinh lớp 10 đang loay hoay vì không phù hợp với tổ hợp môn mình đã chọn và muốn đổi tổ hợp môn.

Nguyên nhân học sinh muốn chọn lại tổ hợp môn do học sinh không cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như năng lực, sở thích, tham khảo ý kiến thầy cô…mà trót “chọn bừa” hoặc sau một học kỳ không thể theo kịp tổ hợp đó. Thậm chí, nhiều học sinh thay đổi định hướng nghề nghiệp nên muốn thay đổi tổ hợp môn.

Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều, Hà Nội) – bà Văn Liên Na cho biết, hiện nay có đến 10% học sinh nhà trường (tương đương 30-40 học sinh) muốn chuyển tổ hợp môn chưa kể những học sinh chuyển trường đi và đến theo gia đình. Trước những trường hợp này, nhà trường vẫn chưa có quyết định cụ thể.

Bối rối với việc chuyển đổi tổ hợp môn

Theo công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT có hướng dẫn: “Trong trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GD&ĐT”. Vì thế, việc thay đổi sẽ do nhà trường quyết định.

Tuy nhiên, kế hoạch giảng dạy, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, quy định sĩ số lớp của mỗi trường là khác nhau nên Bộ GD&ĐT cần có những hướng dẫn riêng trong từng trường hợp.

Khi chuyển đổi tổ hợp môn, học sinh phải học bù kiến thức của các môn chọn lại. Về phía nhà trường, nhiều trường không đảm bảo điều kiện về giáo viên, về sĩ số học sinh/lớp, phòng học dự phòng để tổ chức dạy bù chỉ cho một vài em học sinh.

Trong các cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình mới, ông Phạm Xuân Tiến – phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng nêu vấn đề này và kiến nghị Bộ GD&ĐT có những hướng dẫn cụ thể hơn.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn chuyển đổi tổ hợp môn năm 2023

Trước tình hình có nhiều học sinh mong muốn chuyển đổi tổ hợp môn, ngày 6/1/2023 Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn tạm thời về việc chuyển đổi môn học đến các trường. Theo đó, việc chuyển đổi được thực hiện vào cuối năm học để đảm bảo kế hoạch của nhà trường. Học sinh cần cam kết tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học mới (có xác nhận của cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ) để đủ năng lực học tiếp môn học mới. Bên cạnh đó, nhà trường cần có những giải pháp phù hợp hỗ trợ học sinh bổ sung kiến thức và kỹ năng của môn học mới.

>Phụ huynh và học sinh xem chi tiết Công văn hướng dẫn chuyển đổi tổ hợp môn tại đây<

Đổi tổ hợp môn một cách linh hoạt

Việc đổi tổ hợp môn là điều mà các thầy cô không khuyến khích điều này xảy ra. Cũng bởi một khi đã thay đổi các em sẽ phải học lại từ đầu, đi chậm hơn với các bạn đã theo học từ trước nên cần dành nhiều thời gian để học bù những kiến thức thiếu hụt thâm chí còn ảnh hưởng đến cả lộ trình học và ôn thi vào đại học.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường cần có phương án để định hướng cho phụ huynh và học sinh trong việc lựa chọn tổ hợp. Tại một số trường THPT ở TPHCM, khi học sinh nộp hồ sơ vào 10 nhà trường đã tổ chức các buổi tư vấn cho từng phụ huynh và học sinh, mỗi buổi tư vấn cách nhau vài tuần để phụ huynh và học sinh có thời gian cân nhắc. Sau nhiều lần chọn lựa, nhà trường mới “chốt” tổ hợp môn cho từng em.

Tuy nhiên, trước vấn đề có quá nhiều học sinh muốn thay đổi môn học, các trường cần sớm đưa ra những giải pháp linh động và tạo điều kiện nhất có thể cho các em. Nhà trường cần có phương án xây dựng và bố trí các nguồn nhân lực, cơ sở vật chất….để đảm bảo cho các em học sinh đổi tổ hợp môn vẫn đủ kiến thức để theo kịp các bạn. Bên cạnh đó, học sinh cũng có trách nhiệm trong việc đổi tổ hợp của mình bằng việc trau dồi các kiến thức thiếu hụt trong thời gian không lựa chọn tổ hợp môn đó.

Lựa chọn tổ hợp môn học ngay từ lớp 10 có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến việc chọn ngành, chọn nghề và định hướng thi đại học của các em. Các em cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng và có trách nhiệm trong việc lựa chọn tổ hợp môn học của mình.

>>Xem ngay Cách chọn tổ hợp môn vào 10 phù hợp<<

Với tình hình thi cử, tuyển sinh biến động qua từng năm, thí sinh cần sớm lên kế hoạch học tập và chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển phù hợp để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp học tập và ôn luyện toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>>NHẬN NGAY GIẢI PHÁP HỌC TẬP VÀ ÔN LUYỆN TẠI ĐÂY <<

Tin tức mới nhất