Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 14, 2025

Scroll to top

Top

Kinh nghiệm làm bài thi tốt nghiệp THPT 2023 môn Ngữ văn

Môn Ngữ văn là bài thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Sau đây hãy cùng tổng kết lại những nội dung cô đọng nhất của môn Ngữ văn trước kỳ thi.

Xem thêm: Tất tần tật kinh nghiệm khi thi tốt nghiệp THPT thí sinh không thể “bỏ lỡ”

1. Hệ thống lại kiến thức

Theo TS Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), các em hãy rà soát lại những đơn vị kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ Văn lớp 12 một lần nữa trước kỳ thi, đặc biệt lưu ý những giá trị nghệ thuật, nội dung chính của mỗi bài.

Đồng thời, các em tự hệ thống lại những kỹ năng đáp ứng từng dạng câu hỏi trong đề, ôn tập theo các đơn vị kiến thức cơ bản trong ma trận đề thi: 3 phần Đọc hiểu, Đoạn văn Nghị luận xã hội, Bài văn Nghị luận văn học.

Cần lưu ý, phần đọc hiểu sẽ gồm một ngữ liệu đọc hiểu cùng 4 câu hỏi sắp xếp theo cấp độ từ nhận biết tới thông hiểu, vận dụng tới vận dụng cao. Hãy chú ý những tín hiệu cho từng kiểu loại câu hỏi để đưa ra câu trả lời phù hợp, tránh trả lời thiếu hoặc thừa ý.

Cụ thể, câu hỏi nhận biết thường sẽ đưa ra yêu cầu xác định đặc điểm của hình thức văn bản như phong cách ngôn ngữ, thể thơ, phương thức biểu đạt… hay tìm chi tiết trong văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu hỏi. Với dạng bài này, các em hãy đọc kỹ ngữ liệu trong bài, xác định chính xác chi tiết nội dung văn bản hoặc đặc điểm hình thức văn bản đó, không đi vào phân tích, diễn giải.

Đối với câu hỏi thông hiểu, dạng câu hỏi thường là yêu cầu thí sinh giải thích cách hiểu về một nhận định, khái niệm, câu thơ, câu vân… có trong văn bản. Các em cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, biểu tượng của khái niệm (nếu có), nghĩa ẩn dụ, nhận định…

Dạng câu hỏi vận dụng đa phần sẽ hướng tới việc xác định, phân tích giá trị của các biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ… có trong văn bản đã cho. Hãy vận dụng hiểu biết về tu từ, tiếng Việt, văn học, đời sống… để xác định cũng như phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm… của các biện pháp đó.

Câu hỏi vận dụng cao thông thường sẽ đòi hỏi thí sinh thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ và đặc biệt là quan điểm cá nhân về một thông điệp, nhận định, một vấn đề được đúc kết từ văn bản đọc hiểu. Các em cần thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về sự vật, hiện tượng… bằng những cân trả lời trung thực, chân thành, ngăn gọn, mang xúc cảm cá nhân, tránh trình bày theo kiểu khuôn mẫu, hô hào khẩu hiệu, sáo rỗng…

Đối với những câu như “Anh/chị có đồng tình…? Vì sao?”, các em hãy nhận định đúng những nhận thức, suy nghĩ của bản thân để luận bàn một cách chặt chẽ, thấu đáo. Cách đưa quan điểm có thể là không đồng tình, đồng tình hoặc đồng tình nhưng có ngoại lệ, điều kiện, giới hạn nào đó.. Điều quan trọng là em phải trả lời được câu hỏi “Vì sao?” đối với lựa chọn trên một cách thuyết phục, trung thực và lập luận chặt chẽ.

2. Làm bài Nghị luận văn học thế nào?

Phần thi Nghị luận xã hội luôn đưa ra những nội dung nghị luận có quan hệ hữu cơ với nội dung chính có trong ngữ liệu đọc hiểu của đề bài. Bài làm của thí sinh cần đảm bảo yêu cầu cả về nội dung lẫn hình thức:

– Hình thức: Đảm bảo đúng dung lượng bài làm được yêu cầu, đúng cấu trúc đoạn…

– Nội dung: Chỉ nghị luận theo một khía cạnh, một bình diện của vấn đề nghị luận (gồm nguyên nhân, ý nghĩa, hậu quả, bài học, giải pháp…).

Bài Nghị luận văn học là phần có thời lượng dài nhất và chiếm phần trăm cao nhất trong tổng điểm bài thi của môn Ngữ văn, do đó các em cần tập trung nhiều nhất cho phần này. Điểm quan trọng nhất chính là việc xác định đúng yêu cầu nghị luận của đề bài và câu lệnh. Các em hãy lưu ý phác họa hướng triển khai nội dung cơ bản ra nháp để khi viết bài không bị sơ sì, lan man. Khác với cách thể hiện cái tôi, bản lĩnh của đoạn văn nghị luận xã hội, bài nghị luận văn học lại yêu cầu học sinh sự cảm nhận, phân tích tinh tế, sau sắc và cách thể hiện tình cảm chân thành nhất.

Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp các em đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi sắp tới. Chúc 2k5 thành công chạm tay vào “cánh cổng” đại học

Năm 2023, trước những thay đổi liên tục trong kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cũng như các trường ĐH, nhiều thí sinh lẫn phụ huynh đã phải “bó tay” trong việc làm thế nào để nắm bắt đúng, đủ thông tin cũng như chọn trường, chọn ngành, chọn phương thức tuyển sinh nào cho phù hợp. Để gỡ bỏ những băn khoăn của thí sinh và các bậc phụ huynh, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Dựa trên kết quả trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp MBTI, các em sẽ được trao đổi, tư vấn trực tiếp cùng những chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách… của mình.

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<

CẤP BÁO! TEEN ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH CHƯA?

Đăng ký nhận ngay lộ trình học tập, thi cử sớm từ chuyên gia hàng đầu!
– Giải pháp tư vấn toàn diện ĐẦU TIÊN giúp thí sinh nắm chắc tấm vé vào ĐH
– Định hướng chọn ngành – chọn trường BÁM sát xu hướng tuyển sinh
– Trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia HOT nhất với 15+ năm kinh nghiệm
>>Khám phá ngay<<

 

Tin tức mới nhất