Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 14, 2025

Scroll to top

Top

Mẹo sử dụng tối đa “chiếc phao cứu sinh” trong môn thi Địa lý

Atlat Địa lý Việt Nam là tài liệu duy nhất thí sinh được phép mang vào phòng thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được coi như cuốn sách SGK Địa lý tổng hợp và là “chiếc phao cứu sinh” gỡ điểm cho thí sinh trong bài thi môn Địa lý. Vậy làm thế nào để tận dụng được một cách tối đa tài liệu đáng quý này, cùng tìm hiểu những mẹo dưới đây nhé.

Atlat Địa lý Việt Nam là tập nhiều bản đồ sắp xếp lại với nhau, được viết bằng các ký hiệu, màu sắc, số liệu,…thể hiện từ tổng thể đến bộ phận, từ chung đến riêng về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta.

Bài thi môn Địa lý trong tổ hợp môn Khoa học xã hội bám sát chương trình SGK Địa lý và có yêu cầu sử dụng Atlat Địa lý để lấy căn cứ trả lời câu hỏi. Thí sinh cần tận dụng những câu hỏi có liên quan đến Atlat Địa lý để lấy điểm, những câu hỏi không yêu cầu sử dụng Atlat Địa lý các em vẫn có thể sử dụng, tra cứu để suy luận ra câu trả lời.

1. Trả lời câu hỏi có khai thác Atlat Địa lý trước

Những câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlat Địa lý thường là những câu dễ và gỡ điểm. Thí sinh làm theo các bước sau:

– Đọc kỹ câu hỏi, xác định đúng nội dung câu hỏi

– Xác định trang Alat mà đề yêu cầu dựa vào để giải quyết nội dung câu hỏi

– Xác định các kỹ năng cần vận dụng để quan sát bản đổ: nhận biết, đọc tên đối tượng, xác định ví trí hay mối quan hệ,…

– Xác định và khai thác các ký hiệu thông tin từ Alat

– Kết hợp các bước trên để tìm đáp án

2. Sử dụng Atlat Địa lý một cách chủ động

Mặc dù là tài liệu được cầm vào trong phòng thi nhưng thí sinh nên có sự chuẩn bị kiến thức về cách sử dụng cũng như đọc hiểu Atlat Địa lý, không nên bị động phụ thuộc vào Atlat Địa lý bởi đây là cuốn SGK cần sự nghiên cứu, tìm tòi để đọc vị chứ không thể hiện rõ như cuốn SGK Địa lý các em được học trên lớp.

2.1. Hiểu rõ cấu trúc của Alat

Alat có cấu trúc 4 phần tương ứng với 4 chương trong SGK Địa ký 12 bao gồm: Địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý các ngành kinh tế và địa lý các vùng kinh tế.

Nội dung cụ thể như sau:

– Trang 3: Hệ thống lại các kí hiệu bản đồ dùng trong Atlat

– Trang 4, 5: Thể hiện phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính, dân số, diện tích, các thành phố trực thuộc trung ương.

– Trang 6 – 14:  Là những kiến thức thuộc phần Địa lý tự nhiên

– Trang 15 – 16: Kiến thức thuộc chương Địa lý dân cư

– Trang 17 – 25: Tóm tắt kiến thức về các ngành kinh tế. Cụ thể: Kinh tế chung ở trang 17; kinh tế nông nghiệp trang 18, 19, 20; kinh tế công nghiệp trang 21, 22; các ngành dịch vụ trang 23, 24, 25

– Các trang còn lại là kiến thức về các vùng kinh tế trọng điểm.

Khi nắm rõ được cấu trúc, các em có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm cũng như tiết kiệm được thời gian làm bài.

2.2. Ghi nhớ những điểm đặc biệt trên Atlat

Nhằm tiết kiệm thời gian trong phòng thi cũng như không lúng túng trong việc đọc hiểu Alat, thí sinh cần luyện đọc Atlat một cách thường xuyên trong thời gian ôn tập. Ví dụ khi hỏi về khoáng sản nước ta, thí sinh cần biết mở Atlat trang nào và có hình bản đồ như thế nào. Để có kỹ năng đọc Atlat một cách thuần thục trong phòng thi các em cần ghi nhớ những điểm đặc biệt sau đây:

– Học thuộc các ký hiệu chung (trang 3 cuốn Atlat) để không mất thời gian tra cứu. Trang này chỉ cần các em nhìn ký hiệu nhiều đã có thể mường tượng và ghi nhớ ký hiệu vì ký hiệu được mô phỏng từ thực tế rất gần gũi.

– Nhớ tên tỉnh thành khác với tên các thành phố. Tên tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương được ghi bằng chữ IN HOA màu ĐỎ (hay HỒNG). Còn tên thành phố thuộc tỉnh thì ghi màu đen và font chữ nhỏ hơn.Tên tỉnh thành được phân rõ ở trang 4 và trang 5 Atlat.

– Ghi nhớ 7 vùng kinh tế, 7 vùng nông nghiệp tại trang 17, và trang 18 Atlat. Trang 17 cho biết vùng và có tên các tỉnh thành (chữ Đỏ) trong mỗi vùng. Các vùng kinh tế cũng được phóng lớn ở các trang 26, 27, 28 và 29. Mỗi trang có 2 vùng kinh tế (trừ trang 27 có 1 vùng là vùng Bắc Trung Bộ).

– Đọc kỹ phần ghi chú tại Alat vì đôi khi câu trả lời nằm trong phần ghi chú mà thí sinh không để ý đến. Lưu ý các số liệu tại biểu đồ cũng như lát cắt kèm theo để nắm được số liệu.

2.3. Tư duy móc nối mối tương quan giữa các đối tượng địa lý

Thực chất, không phải thí sinh nào khi mở Atlat ra cũng đều hiểu được những ký tự, con số,… ghi trên Atlat. Thí sinh cần lắng nghe hướng dẫn của giáo viên trên lớp kết hợp tư duy để đọc hiểu cuốn sách này. Mỗi trang Atlat đều biểu thị về một chủ đề như khí hậu, dân cư, kinh tế, xã hội, tự nhiên, khoáng sản,…thí sinh cần đọc hiểu được sự tăng giảm, mối tương quan giữa các yếu tố để trả lời câu hỏi. Ví dụ: Khí hậu có ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội như thế nào? Khoáng sản nước ta hiện nay qua các năm có sự tăng giảm ra sao?

Bên cạnh đó, các em cũng cần trang bị kiến thức về tính toán, so sánh, xác định vị trí, nhìn nhận mối tương quan, đọc vị được biểu đồ….để trả lời các câu hỏi mang tính vận dụng ở mức độ vừa và cao.

2.4. Sử dụng kết hợp nhiều trang Alat để trả lời câu hỏi

Đối với những câu hỏi không yêu cầu vận dụng Alat mà mang tính học thuộc hoặc tư duy, thí sinh hoàn toàn có thể quan sát và phân tích Alat để tìm ra câu trả lời. Ví dụ, câu hỏi liên quan đến vùng Đồng bằng sông Hồng, thí sinh cần kết hợp các bản đồ liên quan đến địa hình, đất đai, khí hậu, dân cư, khoáng sản, kinh tế,… của vùng Đồng bằng sông Hồng để có cáu nhìn tổng quan nhất.

Để làm được điều này thí sinh cần khai thác kiến thức và số liệu từ các biểu đồ, ghi chú, giải thích thêm,…trong cuốn Alat. Thí sinh kết hợp mối tương quan, so sánh, xử lý số liệu, nhận xét số liệu,…để ra được thực trạng hay xu thế phát triển. Có những câu hỏi tưởng chừng như cần phải học thuộc mới có thể trả lời thì nhờ Atlat Địa lý Việt Nam thí sinh đã không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào lý thuyết Địa lý nữa.

Để thành thạo trong việc sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, thí sinh cần rèn luyện một cách chăm chỉ qua việc luyện đề, giải đề theo từng trang Atlat, tham khảo bộ câu hỏi về kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

Atlat Địa lý Việt Nam thực sự là “chiếc phao cứu sinh” đắc lực giúp giảm bớt thời gian học thuộc và tăng tính tư duy và vận dụng cho thí sinh. Atlat Địa lý Việt Nam sẽ thực sự trở nên hữu ích khi thí sinh hiểu và biết cách tư duy, móc nối chúng.

Bên cạnh việc học và ôn sao cho chất lượng và hiệu quả, các sĩ tử lớp 12 cần định hướng chọn ngành, nghề một cách chính xác tránh lãng phí tài năng cũng như công sức của bản thân. Sĩ tử nào còn đang băn khoăn chưa biết chọn ngành nghề nào, hãy cùng trò chuyện trực tiếp với chuyên gia Vũ Khắc Ngọc để tìm ra hướng đi tươi sáng cho tương lai của mình nhé.

Tin tức mới nhất