Nhận định đề tham khảo tổ hợp KHTN thi Đánh giá Tuyển sinh ĐH CAND 2022: Khó hơn đề thi Tốt nghiệp THPT
Bộ Công an vừa công bố đề tham khảo kỳ thi Đánh giá tuyển sinh ĐH các trường Công an nhân dân năm 2022. Cùng theo dõi nhận định, phân tích đề tham khảo tổ hợp Khoa học tự nhiên do Hệ thống giáo dục HOCMAI thực hiện nhé!
Xem thêm: Bài thi Đánh giá Tuyển sinh ĐH CAND 2022: Đề tham khảo 4 mã bài thi chi tiết
NHẬN ĐỊNH VỀ ĐỀ THI THAM KHẢO
KỲ THI ĐÁNH GIÁ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CAND NĂM 2022
BÀI THI KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Tổ Tự nhiên – Hệ thống giáo dục HOCMAI
Mục lục
I. MÔN HÓA HỌC
1. Ma trận đề thi
Chuyên đề
|
Loại câu hỏi | Cấp độ nhận thức |
Tổng
|
|||||
Lý thuyết | Bài tập | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VDC | |||
LỚP 11
|
Sự điện li (dạng bài PH) | 1 | 1 | 1 | ||||
Ancol | 1 | 1 | 1 | |||||
LỚP 12
|
Đại cương kim loại (dạng bài điện phân) | 1 | 1 | 1 | ||||
Sắt và hợp chất | 1 | 1 | 1 | |||||
Tổng hợp hóa vô cơ (tinh thể) | 1 | 1 | 1 | |||||
Este | 1 | 1 | 1 | |||||
Amino axit | 1 | 1 | 1 | |||||
Tổng hợp hóa hữu cơ | 1 | 1 | 1 | |||||
Tổng | 4 | 4 | 0 | 4 | 3 | 1 | 8 |
2. Đánh giá
Đề tham khảo thi ĐH Công an | Đề TN / Đề thi THPTQG | |||||
Phạm vi | – Hóa học lớp 11, 12. – Có liên quan đến phần kiến thức giảm tải, kiến thức giảm tải được cho rõ ràng làm dữ kiện của đề bài, không yêu cầu phải biết hoặc hiểu về kiến thức giảm tải. |
– Hóa học lớp 11, 12. – Không xuất hiện phần kiến thức giảm tải. |
||||
Độ khó | – Khó hơn đề thi TN (do đề có 8 câu làm trong 10 phút, trong 8 câu này lại có đến 3 câu mức độ VD và 1 câu mức độ VDC). – Độ khó ương đương với đề thi THPTQG. |
|||||
Điểm đặc biệt | Các dạng bài, hình thức câu hỏi, … không có điểm gì khác biệt so với đề thi TN và đề THPTQG |
3. Định hướng ôn tập
– Cách ôn thi tương tự như thi TN và THPTQG (ôn luyện toàn diện kiến thức lớp 11-12, mức độ câu hỏi TH-VDC, sau đó luyện đề).
– Tuy nhiên cần rèn luyện nhiều các câu hỏi mức độ VD-VDC để tạo phản xạ làm nhanh, đáp ứng được áp lực về thời gian làm bài.
II. MÔN VẬT LÍ
1. Ma trận đề thi
Chuyên đề
|
Loại câu hỏi | Cấp độ nhận thức |
Tổng
|
|||||
Lý thuyết | Bài tập | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VDC | |||
LỚP 10 | 1. Động học chất điểm | 1 | 1 | 1 | ||||
LỚP 11 | 2. Mắt – Các dụng cụ quang học | 1 | 1 | 1 | ||||
LỚP 12
|
3. Dao động cơ | 1 | 1 | 1 | ||||
4. Sóng cơ | 1 | 1 | 1 | |||||
5. Điện xoay chiều | 1 | 1 | 1 | |||||
6. Dao động và sóng điện từ | 1 | 1 | 1 | |||||
7. Sóng ánh sáng | 1 | 1 | 1 | |||||
8. Lượng tử ánh sáng | 1 | 1 | 1 | |||||
9. Hạt nhân nguyên tử | 1 | 1 | 1 | |||||
Tổng | 3 | 6 | 3 | 1 | 4 | 1 | 9 |
2. Đánh giá
Đề tham khảo thi ĐH Công an | Đề TN / Đề thi THPTQG | |||||
Phạm vi | – Vật lí trong chương trình THPT – Không chứa các kiến thức giảm tải |
– Vật lí lớp 11, 12. – Không xuất hiện phần kiến thức giảm tải. |
||||
Độ khó
|
Cấp độ NB-TH/VD/VDC: 44,5%/44,5%/11% | Cấp độ NB-TH/VD/VDC: 65%/25%/10% | ||||
– Khó hơn đề thi TN (do đề có 9 câu làm trong 10,5 phút, trong 9 câu này lại có đến 5 câu là VD và VDC (chiếm 55,6%)). | ||||||
Điểm tương đồng | Các dạng bài, hình thức câu hỏi, … không có điểm gì khác biệt so với đề thi TN và đề THPTQG |
3. Định hướng ôn tập
– Phạm vi kiến thức: Toàn bộ chương trình Vật lí THPT, trong đó:
+ Tập trung vào kiến thức trong chương trình Vật lí 12: Câu hỏi có phạm vi kiến thức khá rộng do vậy rất khó để giới hạn phạm vi kiến thức cho các câu hỏi này. Ngoài việc tích lũy kiến thức, trong quá trình ôn tập, học sinh cần rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề và vận dụng vào giải quyết các vấn đề được đặt ra trong các câu hỏi.
+ Đề thi mẫu chứa các câu hỏi thuộc kiến thức phần Vật lí lớp 11 nên phần kiến thức này các em hoàn toàn có thể sử dụng kiến thức đã được tích lũy trong quá trình ôn thi TN THPTQG để làm bài.
+ Điểm đặc biệt là trong đề thi minh họa chứa nội dung kiến thức phần Vật lí 10 nên các em cần tổng hợp lại kiến thức Vật lí 10.
– Phương pháp ôn tập hiệu quả:
+ Không học tủ, học thuộc lòng mà cần hiểu bản chất Vật lí.
+ Nắm vững các kiến thức cơ bản và các dạng bài trọng tâm trong chương trình thi TN THPT QG.
+ Bên cạnh đó cần tổng hợp lại lý thuyết và các dạng bài thuộc chương trình Vật lí 10.
+ Rèn luyện khả năng làm đề để đáp ứng được áp lực về thời gian làm bài.
III. MÔN SINH HỌC
1. Ma trận đề thi
Chuyên đề
|
Loại câu hỏi | Cấp độ nhận thức |
Tổng
|
|||||
Lý thuyết | Bài tập | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VDC | |||
LỚP 10 | 1. Cấu trúc tế bào | 1 | 1 | 1 | ||||
LỚP 11 | 2. Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật | 1 | 1 | 1 | ||||
LỚP 12
|
3. Ứng dụng di truyền học | 1 | 1 | 1 | ||||
4. Cơ chế di truyền và biến dị | 1 | 1 | 1 | |||||
5. Tính quy luật của hiện tượng di truyển | 1 | 1 | 1 | |||||
6. Tiến hoá | 1 | 1 | 1 | |||||
7. Cá thể và quần thể sinh vật | 1 | 1 | 1 | |||||
8. Quần xã sinh vật | 1 | 1 | 1 | |||||
Tổng | 7 | 1 | 1 | 6 | 1 | 0 | 8 |
2. Đánh giá
Đề trường Công an | Đề THPT QG | |
Độ phủ kiến thức | Lớp 10, 11, 12. Lớp 12 phủ được kiến thức 3 phần lớn: Di truyền học, Tiến hoá, Sinh thái. Vì chỉ có 8 câu nên không thể phủ hết các chuyên đề của lớp 12. | Lớp 11, 12. Phủ hết kiến thức các chuyên đề của chương trình lớp 12. |
Độ khó | Đề thi không khó (dễ hơn đề thi THPT QG), tỉ lệ câu hỏi NB/TH/VD/VDC là 12,5%/75%/12,5%/0%, bám sát vào kiến thức thi tốt nghiệp, nhưng thêm phần lớp 10. | |
Điểm thay đổi | Có thêm lớp 10, độ khó không cao, các dạng câu hỏi quen thuộc. |
3. Định hướng ôn tập
– Nắm chắc kiến thức thi thpt quốc gia, đồng thời ôn thêm lớp 10.
– Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy và sử dụng các hình ảnh trong quá trình ôn tập.
– Tuy các câu hỏi không khó nhưng cần nắm chắc và hiểu được kiến thức cơ bản nên học sinh cần ôn luyện và nắm chắc lí thuyết thông qua việc làm các câu hỏi luyện tập.-