Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 20, 2024

Scroll to top

Top

Nhận định đề thi môn Tiếng Anh tốt nghiệp THPT năm 2022

Ngày 8/7, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bước vào giai đoạn cuối cùng với môn thi Tiếng Anh. Sau đây là những nhận định, phân tích do Hệ thống giáo dục HOCMAI thực hiện về đề thi môn tiếng Anh:

Xem thêm: Full đáp án 24 mã đề tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT 2022 (gợi ý)

Công cụ tính điểm tốt nghiệp THPT 2022 chính xác nhất

NHẬN ĐỊNH VỀ ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2022

MÔN TIẾNG ANH

Tổ Tiếng Anh – Hệ thống giáo dục HOCMAI

I. MA TRẬN ĐỀ THI

Ma trận Đề thi chính thức môn Tiếng Anh kì thi TNTHPT năm 2022 như sau:

Dạng bài
Chuyên đề
Cấp độ câu hỏi
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Ngữ âm
Phát âm 2
Trọng âm 1 1
Hoàn thành câu
Loại từ 1
Câu hỏi đuôi 1
Giới từ 1
Liên từ 1
Trật tự tính từ 1
Thì động từ 1
Mệnh đề thời gian
1
Câu bị động 1
Rút gọn mệnh đề
1
So sánh 1
Idiom 1
Word choice 1
Phrasal verbs 1
Collocation 1
Fixed expression 1
Chức năng giao tiếp Giao tiếp hàng ngày 2
Từ đồng nghĩa – trái nghĩa
Từ đồng nghĩa 2
Từ trái nghĩa 1 1
Tìm lỗi sai
Lỗi sai về thì 1
Lỗi sai về đại từ thay thế
1
Lỗi sai về từ vựng
1
Kỹ năng viết
Tìm câu đồng nghĩa
3
Nối câu 1 1
Kỹ năng đọc
Đọc điền từ 1 2 2
Đọc hiểu 5 câu 1 4
Đọc hiểu 7 câu 1 3 1 2
TỔNG 18 22 5 5
TỶ LỆ (%) 36 44 10 10

 

II. NHẬN ĐỊNH CHI TIẾT

1. Cấu trúc đề thi

Đề thi có 50 câu trắc nghiệm thuộc các dạng bài tương tự như đề thi tham khảo 2022. Các kiến thức ngữ âm, ngữ pháp chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 và chủ đề của các bài đọc hiểu khá quen thuộc với thí sinh.

2. Nội dung đề thi

– Gồm 8 dạng bài quen thuộc:

  • + Ngữ âm
  • + Tìm lỗi sai
  • + Hoàn thành câu
  • + Chức năng giao tiếp
  • + Từ đồng nghĩa – trái nghĩa
  • + Tìm câu đồng nghĩa, nối câu
  • + Hoàn thành đoạn văn
  • + Đọc hiểu

– Đề thi không xuất hiện các dạng câu hỏi lạ.

– Tỉ lệ mức độ câu hỏi: 80% nhận biết – thông hiểu và 20% vận dụng – vận dụng cao.

– Ngoài bài đọc hiểu để phân loại học sinh thì các câu hỏi khó còn nằm rải rác ở các dạng bài, nghĩa là mỗi một dạng bài đều có thể xuất hiện câu hỏi khó và thường là những câu kiểm tra về từ vựng.

3. Phân tích từng dạng bài

3.1. Ngữ âm 

Dạng bài này kiểm tra cách phát âm/ đánh dấu trọng âm của các từ quen thuộc xuất hiện trong SGK.

  • – 2 câu hỏi về phát âm : 1 câu kiểm tra cách phát âm về nguyên âm và 1 câu về cách phát âm đuôi –ed
  • – 2 câu hỏi về trọng âm kiểm tra cách đánh dấu trọng âm của từ có 2 và 3 âm tiết

4 câu hỏi về phát âm – trọng âm không gây khó khăn cho học sinh, học sinh chỉ cần nắm chắc các quy tắc ngữ âm cơ bản có thể làm nhanh và chính xác.

3.2. Từ đồng nghĩa – trái nghĩa

Câu hỏi tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa kiểm tra các từ quen thuộc trong chương trình Tiếng Anh THPT, có những cụm từ khó học sinh có thể dựa vào ngữ cảnh để đoán cũng có thể đạt điểm tối đa phần này.

3.3. Hoàn thành câu

– Tỉ lệ số câu hỏi ngữ pháp và từ vựng : 10/5

– Các kiến thức ngữ pháp nằm trong chương trình lớp 12 xuất hiện trong đề thi là: Thì động từ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, câu hỏi đuôi, giới từ, liên từ, rút gọn mệnh đề quan hệ, câu so sánh. Các câu hỏi ở các chuyên đề này cũng không gây khó khăn cho học sinh vì chỉ ở mức độ dễ và trung bình.

– Từ vựng được kiểm tra về cụm động từ, cụm từ cố định, thành ngữ, từ vựng nâng cao. Có 2 câu kiểm tra về thành ngữ và từ vựng nâng cao ở cấp độ khó. Việc lựa chọn từ sao cho đúng với ngữ cảnh của câu lại khiến các bạn học sinh cảm thấy khó khăn vì một từ hoặc cụm từ lại có rất nhiều nghĩa hoặc có những từ mà không phải cứ đúng nghĩa cơ bản là có thể chọn được luôn. Đây là phần để phân loại học sinh, yêu cầu học sinh phải có vốn từ rộng, học sâu và chi tiết thì mới có thể xử lý được. 

3.4. Chức năng giao tiếp

Tình huống giao tiếp khá quen thuộc và rất đơn giản, đây là phần gỡ điểm cho học sinh.

3.5. Tìm câu đồng nghĩa – Nối câu

– Dạng bài Tìm câu đồng nghĩa :  kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp quen thuộc như câu gián tiếp, động từ khuyết thiếu, chuyển đổi câu dùng thì quá khứ đơn và hiện tại hoàn thành. Những câu hỏi ở phần này ở mức độ trung bình, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa.

– Dạng bài Nối câu : sử dụng câu điều kiện và đảo ngữ để nối câu. Trong phần này cũng không gây khó khăn cho học sinh, chỉ cần đọc kỹ là có thể làm được.

3.6. Tìm lỗi sai

Đề thi có 2 câu kiểm tra lỗi sai ngữ pháp là: thì động từ và đại từ thay thế. Tuy nhiên, có một câu về lỗi sai từ vựng dùng để phân loại học sinh, yêu cầu học sinh phải có kiến thức về từ vựng tốt.

3.7. Điền từ

– Các chủ đề của bài điền từ quen thuộc với học sinh

– Đề thi có 2 câu hỏi về Word choice, 1 câu về đại từ quan hệ, 1 câu về lượng từ và 1 câu về liên từ. Các câu hỏi về Word choice luôn là câu hỏi khiến học sinh phân vân nhất và phải có vốn từ vựng phong phú. 3 câu hỏi còn lại về ngữ pháp học sinh vận dụng các kiến thức ngữ pháp cơ bản có thể lấy điểm tối đa.

3.8. Đọc hiểu

– Đây là dạng bài có thể phân loại học sinh ở mức tốt nhất vì nó tổng hợp tất cả các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng để làm bài.

– Các loại câu hỏi của bài Đọc hiểu vẫn giữ nguyên trong những năm gần đây: câu hỏi tiêu đề của đoạn văn, câu hỏi về đại từ thay thế, câu hỏi về từ gần nghĩa, câu hỏi về thông tin chi tiết và câu hỏi suy luận. 

– Các câu hỏi khó rơi vào câu hỏi về tiêu đề đoạn văn, tìm từ đồng nghĩa và suy luận, yêu cầu học sinh phải có tư duy logic, kỹ năng phân tích và suy luận tốt mới có thể làm được.

KẾT LUẬN : 

  • – Tỷ lệ câu hỏi NB/TH/VD/VDC : 18 câu/ 22 câu/ 5 câu/ 5 câu.
  • – Đề thi có độ khó tương đồng với đề thi TN THPT năm 2021 và đề tham khảo năm 2022. Tuy nhiên đề thi TN THPT năm 2022 có độ phân hóa tốt hơn ở các câu hỏi mức độ vận dụng cao.
  • – Đề thi không xuất hiện các câu hỏi mới lạ nhưng các câu hỏi về từ vựng và suy luận trong bài đọc hiểu được đánh giá là khá hay, khai thác được vốn từ cũng như khả năng tư duy tốt của học sinh.

III. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP

Giai đoạn 1 : Tổng ôn toàn diện theo chuyên đề và dạng bài

– Hệ thống lại toàn bộ kiến thức ngữ pháp theo chuyên đề : cần học từ lý thuyết cơ bản để hiểu rõ bản chất rồi sau đó mới chuyển sang các kiến thức nâng cao. Sau đó luyện tập các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Lưu ý : Học sinh cần học song song ngữ pháp và từ vựng. Từ vựng học thông qua quá trình làm bài tập.

Giai đoạn 2 : Luyện đề

– Giai đoạn này, học sinh nên luyện tập các đề thi có mức độ từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó, các em cũng nên tăng cường làm các đề thi đại học từ năm 2009 -2014 (đề 80 câu), đề thi THPT quốc gia và đề thi TN THPT từ các năm 2015 – 2022 (đề 50 câu) để thấy được xu hướng và sự thay đổi của đề thi qua các năm và có sự điều chỉnh nội dung ôn luyện một cách hợp lí. Đây là điều cần thiết vì Tiếng Anh là môn xã hội, các chủ đề trong đời sống nổi bật đều có thể sẽ xuất hiện trong đề thi thật.

* Mỗi tuần các em nên làm một đề thi của các năm trước + một đề thi mới có mức độ dễ hơn đề thi thật.

Tiếng Anh là môn học đặc thù nên trong giai đoạn luyện đề này các em vẫn phải trau dồi thêm các kiến thức ngữ pháp và từ vựng nâng cao thông qua quá trình luyện đề. Một đề luyện sẽ trở nên hữu ích khi các em học được nhiều thứ thông qua cái đề đó: học thêm được nhiều từ và cấu trúc mới, ngữ pháp nâng cao, những lỗi sai để sau không vấp phải, rút ra được nhiều kinh nghiệm làm bài, kiến thức xã hội xung quanh chúng ta qua các bài đọc hiểu,…Một lưu ý cho các em khi luyện đề, các em có thể sử dụng từ điển để tra từ mới và khi tra từ thì tra cả cách phát âm và trọng âm của từ đó và khuyến khích các em sử dụng từ điển Anh-Anh. Tuy nhiên, cuối mỗi tháng các em nên làm một đề mà không sử dụng từ điển để thấy được sự chênh lệch với việc sử dụng từ điển. Qua các tháng cứ như thế các em sẽ đo được mức độ của bản thân và thấy việc tự mình tra từ điển để biết nhiều từ hơn sẽ hỗ trợ nhiều như nào cho các đề thi cuối tháng.

Các kỳ thi, hình thức tuyển sinh thay đổi liên tục phải chăng đang khiến các sĩ tử “quay cuồng” giữa một rừng thông tin không phân biệt được đúng, sai? Đứng trước “ma trận” phương thức xét tuyển hiện nay, có lẽ bất cứ học sinh, phụ huynh nào cũng cảm thấy bối rối. Với mong muốn hỗ trợ học sinh giải quyết những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chọn ngành, chọn trường cũng như tìm ra định hướng học tập, thi cử tối ưu nhất, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Qua đó, thí sinh và phụ huynh được trao đổi, lắng nghe những tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu của HOCMAI để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với điểm số, thành tích, sở thích… của bản thân.

>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<

2K5 ƠI! EM ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGÀNH CHƯA?

Đăng ký nhận ngay lộ trình học tập, thi cử sớm từ chuyên gia hàng đầu!
– Giải pháp tư vấn toàn diện ĐẦU TIÊN giúp 2k5 nắm chắc tấm vé vào ĐH
– Định hướng chọn ngành – chọn trường BÁM sát xu hướng tuyển sinh 2023
– Trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia HOT nhất với 15+ năm kinh nghiệm
>>Khám phá ngay<<

 

Tin tức mới nhất