Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 19, 2024

Scroll to top

Top

Nhìn lại tình hình tuyển sinh ĐH năm 2022

Năm 2022 là một năm với nhiều biến động trong tình hình tuyển sinh tại các trường ĐH. Hãy cùng nhìn lại những số liệu thống kê của kỳ tuyển sinh vừa qua để có định hướng kế hoạch học tập, thi cử cho năm tiếp theo nhé!

Xem thêm: Tuyển sinh 2023: Những điểm mới thí sinh cần lưu ý

1. Chỉ tiêu cho điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm đa số

Theo thống kê, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm đa số với 51,16%, theo phương thức xét học bạ là 41,86% và các phương thức khác chỉ chiếm 6,98%.

Như vậy, dù các trường đang tích cực giảm sự phụ thuộc vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đây vẫn là phương thức tuyển sinh chủ yếu và chưa thể thay thế được.

(Nguồn: Báo Tiền Phong)

2. Số thí sinh xác nhận nhập học giảm

Năm 2022, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển trên tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đạt tỷ lệ trên 91% với 567.000 thí sinh. Trong đó số thí sinh xác nhận nhập học là 464.000, chiếm tỷ lệ 82% trong khi các năm trước con số tối đa chỉ là 63%.

Từ đó có thể thấy việc lọc ảo tất cả các phương thức trên hệ thống đã đem lại kết quả khởi sắc, giúp giảm thiểu lượng thí sinh ảo so với trước đây. Ngoài ra, thí sinh cũng có cơ hội cân nhắc ngành học và trường học mình thực sự yêu thích chứ không phải đưa ra lựa chọn sớm đối với các phương thức xét tuyển sớm.

Ngoài ra, đáng nói là trong số các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng chỉ có 28% xác nhận nhập học, còn lại là các thí sinh bỏ qua quyền lợi xét tuyển thẳng để tiếp tục đăng ký xét tuyển.

Về xét tuyển sớm, có tới 35% thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển sớm, 35% thí sinh đăng ký các NV xét tuyển sớm làm NV1, còn lại 30% thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác. Như vậy các phương thức xét tuyển sớm vẫn có tỷ lệ “rơi rớt” khá nhiều, khiến các trường khó đảm bảo chỉ tiêu và phải tuyển sinh đợt bổ sung.

3. Tỷ lệ nhập học của nhiều phương thức xấp xỉ 0%

Theo thống kê của Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD-ĐT, tỉ lệ nhập học của nhiều phương thức chỉ đạt chưa đến 1%, thậm chí là xấp xỉ 0%.

TT Phương thức xét tuyển Chỉ tiêu Nhập học Tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu
Tỷ lệ nhập học theo các phương thức
1 Thi văn hóa do CSĐT tổ chức để xét tuyển 400 2 0.50% 0.00%
2 Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài 534 3 0.56% 0.00%
3 Xét tuyển qua phỏng vấn 41 7 17.07% 0.00%
4 Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với với phỏng vấn để xét tuyển 326 82 25.15% 0.02%
5 Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8) 5,475 323 5.90% 0.07%

Với khoảng 20 phương thức phương thức xét tuyển, những phương thức truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao:

TT Phương thức xét tuyển Chỉ tiêu Nhập học Tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu
Tỷ lệ nhập học theo các phương thức
1 Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 261,190 245,040 93.82% 52.38%
2 Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) 224,042 169,537 75.67% 36.24%
3 Sử dụng phương thức khác 27,080 19,195 70.88% 4.10%
4 Xét tuyển thẳng theo Đề án của CSĐT 14,473 9,050 62.53% 1.93%
5 Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do CSĐT tự tổ chức để xét tuyển 10,396 6,284 60.45% 1.34%

(Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại)

4. Còn nhiều sai sót

Vì là năm đầu tiên có nhiều điều chỉnh kỹ thuật trong công tác đăng ký thi, xét tuyển ĐH-CĐ nên vẫn xuất hiện nhiều sai sót như lỗi hệ thống thanh toán lệ phí trực tuyến, thí sinh không có trong danh sách trúng tuyển,… Tuy nhiên Bộ GD&ĐT cũng sớm đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để khắc phục, xử lý sai sót nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

5. Xu hướng tuyển sinh 2023

Từ tình hình tuyển sinh năm 2022, chắc chắn Bộ GD&ĐT sẽ có phương án khắc phục, hoàn thiện và tối ưu hệ thống xét tuyển để giảm thiểu sai sót và các thủ tục phức tạp có thể gây khó khăn cho thí sinh.

Ngoài ra, do số lượng phương thức trên hệ thống quá lớn dễ gây nhiều loạn, Bộ GD&ĐT cũng dự kiến khuyến cáo các trường sớm loại bỏ những phương thức xét tuyển không hiệu quả, đồng thời đưa các thời gian tuyển sinh về cùng 1 đợt theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chứ không thực hiện xét tuyển sớm như hiện nay nữa.

Dù phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức xét tuyển chính, tuy nhiên nhiều trường top đã bắt đầu có sự dịch chuyển cho xét tuyển bằng các kỳ thi riêng. Do đó thí sinh cần sớm đưa ra lựa chọn kỳ thi, phương thức tuyển sinh để có kế hoạch ôn tập, thi cử phù hợp nhất, tránh ôn tập tràn lan dẫn đến kém hiệu quả.

(Nguồn: Tổng hợp)

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi Đánh giá năng lực toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>>NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<

Xét tuyển sớm gây mất công bằng cho thí sinh ở một góc độ nào đó

Tin tức mới nhất