Review “tất tần tật” về ngành Tài chính công
Tài chính công vẫn còn là một ngành khá mới lạ với các bạn trẻ. Nhiều bạn có ý định học nhưng lại không hiểu rõ về ngành này hoặc có tâm lý e ngại bởi ngành này thường có hướng phát triển trong cơ quan nhà nước, cơ hội việc làm rất hạn hẹp. Để xóa tan những lo lắng đó, bài viết này sẽ giải đáp từ A đến Z những thắc mắc của bạn về Tài chính công, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
1. Ngành Tài chính công là gì?
Tài chính công là tập hợp tất cả các hoạt động thu chi từ ngân sách nhà nước, do nhà nước tiến hành. Các hoạt động này tiến tới mục đích đảm bảo các chức năng của cơ quan nhà nước hoạt động bình thường. Đồng thời đáp ứng các yêu cầu và lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Hai nhân tố nắm vai trò quan trọng trong sự ra đời của ngành tài chính công là nền kinh tế và nhà nước.
Tài chính công của một quốc gia cũng sẽ thể hiện được mối quan hệ về kinh tế trong quá trình phân bổ tài chính quốc gia giữa cơ quan nhà nước và những chủ thể khác (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước,…)
Sinh viên ngành Tài chính công sẽ được giảng dạy các kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành để đáp ứng được nhu cầu công việc sau khi ra trường. Ở kiến thức cơ sở, sinh viên được đào tạo các môn như: Pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, tài chính doanh nghiệp, nguyên lý thống kê, quản trị ngân hàng, thuế, tài chính quốc tế, tin học ứng dụng,…
Còn đối với nhóm kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được học các môn: Quản lý thu ngân sách, lý thuyết quản lý tài chính công, quản lý chi phí dự án đầu tư, quản lý tài chính xã – phường, quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách nhà nước, kế toán ngân sách và tài chính xã,…
2. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tài chính công
Các vị trí thông thường
Nói đến tài chính công người ta thường nghĩ ngay đến những công việc trong cơ quan nhà nước. Sinh viên sau khi hoàn thành xong chương trình học sẽ làm việc ở các cơ quan nhà nước cấp xã, cấp huyện. Nếu như học tập xuất sắc, và làm việc hiệu quả, bạn sẽ được thăng tiến lên các vị trí cao hơn ở cấp tỉnh và trung ương.
Một số vị trí mà bạn có thể làm việc sau khi học tài chính công:
– Cơ quan nhà nước: các bộ, ủy ban nhân dân; viện nghiên cứu; các cơ sở – phòng – ban tại ủy ban bệnh viện, trường học,…
– Tài chính tổng hợp: Cơ quan thuế, tài chính và hải quan
– Các cơ quan của Đảng, Đoàn, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân
– Các cơ quan quản lý quỹ: Quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ dự trữ nhà nước,…
Ngoài những vị trí trên, bạn còn có thể học thêm kỹ năng sư phạm và tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục có bộ môn tài chính công. Nếu không thích hướng này, bạn cũng có thể lựa chọn tham gia nghiên cứu khoa học tại trường đại học và viện nghiên cứu.
Học tài chính công có thể làm cho tư nhân không?
Có rất nhiều bạn trẻ phân vân khi lựa chọn ngành này vì nghĩ rằng khó tìm việc làm bởi chỉ các cơ quan của nhà nước mới tuyển dụng. Trong khi các ngành nghề khác rất đa dạng về lựa chọn và vị trí làm việc ở công ty tư nhân sẽ dễ tìm kiếm hơn là tổ chức nhà nước. Hơn nữa, các vị trí trong nhà nước có hạn, không tương xứng với nguồn nhân lực được cung cấp hàng năm nên cơ hội thường không có nhiều. Vậy sinh viên tài chính công có thể làm việc cho tư nhân không?
Câu trả lời là có! Dù Tài chính công được đào tạo để phục vụ nhân lực cho các cơ quan nhà nước nhưng nếu bạn tham gia thêm một số khóa học về kinh tế, kế toán, bạn hoàn toàn có thể hoạt động trong các ngân hàng, công ty, doanh nghiệp, quỹ bảo hiểm, đầu tư.
3. Mức lương ngành Tài chính công có cao không?
Để trả lời cho câu hỏi lương có cao không thì còn phụ thuộc vào vị trí và công việc của bạn. Có hai hướng:
– Thứ nhất là những người làm trong cơ quan nhà nước, các trường đại học: mức lương sẽ rất ổn định và tính theo các cấp bậc lương của nhà nước. Cấp bậc này đa phần dựa vào trình độ học vấn của bạn.
– Thứ hai là các doanh nghiệp tư nhân: thu nhập sẽ dựa vào năng lực làm việc, cường độ công việc, kinh nghiệm và hiệu quả mà bạn mang lại. Nếu bạn giỏi chắc chắn bạn sẽ không lo lắng về thu nhập.
4. Tố chất cần có khi học ngành tài chính công
Nếu bạn chưa biết liệu mình có phù hợp với ngành tài chính công hay không thì hãy xem những tiêu chí này nhé:
Khả năng tính toán, trí nhớ tốt và tư duy logic
Làm việc liên quan đến tài chính đòi hỏi bạn phải liên tục tiếp xúc với các con số và những phép tính phức tạp. Vì vậy nếu có năng khiếu về các môn tự nhiên như Toán, Vật lý, bạn sẽ rất có lợi trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này. Ngoài ra trí nhớ tốt và phân tích đánh giá nhanh để giải quyết các vấn đề về quản lý, sử dụng vốn cũng là yếu tố cần thiết.
Cẩn trọng, trung thực và chính xác
Các chuyên viên tài chính công luôn mang lại cảm giác trung thực. Việc tiếp xúc với tiền bạc cũng đòi hỏi bạn phải có sự cẩn trọng và chính xác trong công việc. Nếu chỉ có một sự cố nhỏ cũng dễ dẫn đến hậu quả khó lường.
Chịu được áp lực và biết cách quản lý thời gian
Làm việc liên quan đến tài chính dễ khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng vậy nên bạn cần có trạng thái tinh thần tốt. Ngoài ra, việc sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc một cách hợp lý mà không tốn sức cũng rất cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp
Năng lực giao tiếp sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn trao đổi đưa ra ý kiến trước đám đông, nhất là ý kiến liên quan đến tài chính của cả một tổ chức. Bạn cần biết tiến biết lùi đúng lúc trong quá trình trao đổi và phải thể hiện bản thân để có được sự tin tưởng của cấp trên.
5. Các trường Đại học đào tạo ngành Tài chính công
Trước đây, tài chính công là một môn học của các khối ngành chính sách công, quản lý nhà nước. Theo thời gian người ta đã bắt đầu thấy được tầm quan trọng của lĩnh vực này và Đại Học Kinh tế Quốc Dân đã bắt tay vào xây dựng nó trở thành một chuyên ngành riêng. Vì vậy nếu bạn yêu thích tài chính công thì có thể học các khối ngành công hoặc đăng ký theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân nhé!
Xem thêm: Điểm chuẩn Ngành Tài chính công TẠI ĐÂY
Tài chính công là một ngành còn khá mới tại Việt Nam nhưng vẫn có cơ hội vô cùng rộng mở. Nếu bạn muốn chinh phục ngành này thì đừng chần chừ mà hãy đăng ký ngay nhé!
Do dự giữa các ngành, các trường ĐH khiến các em bối rối, đừng lo vì đã có Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường của HOCMAI. Thông qua kết quả trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp MBTI, các em sẽ được tư vấn trực tiếp cùng những chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu để chọn ra cho mình ngành học, trường đại học phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách…
>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<
– Tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia 15 năm kinh nghiệm trong tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
– Gỡ bỏ phân vân khi lựa chọn phương thức tuyển sinh
– Tăng tỉ lệ đỗ đại học
– Chọn ngành có cơ hội việc làm cao
– Chọn trường phù hợp với năng lực
– Định hướng lộ trình học và thi cử phù hợp