Thi tốt nghiệp THPT: Bí kíp chống “liệt” môn không phải sở trường
Tình trạng học lệch của học sinh dẫn tới đạt điểm cao ở môn thuộc khối thi nhưng lại suýt liệt, hay thậm chí trượt tốt nghiệp vì liệt môn đã không còn là câu chuyện xa lạ trong suốt những năm qua. Vì vậy, thí sinh cần nằm lòng ngay những bí quyết sau để không rơi vào thế bí với những môn không phải sở trường của mình.
Xem thêm: 4 lý do khiến thí sinh bị trượt tốt nghiệp THPT theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực tế, có những thủ khoa khối A cũng từng suýt trượt tốt nghiệp vì chỉ đạt 1,4 điểm tiếng Anh. Hay năm 2021, cả nước có tổng cộng 1.281 bài thi điểm liệt với môn sử chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là môn văn, ngoại ngữ…
Mục lục
1. Nắm vững kiến thức cơ bản
Nguyên nhân chủ yếu của những con điểm liệt là do tình trạng học lệch, nhiều học sinh chỉ tập trung cho môn xét tuyển mà bỏ qua các môn thi tốt nghiệp, trong khi chỉ cần ôn một chút kiến thức trọng tâm cũng đủ tránh được điểm liệt.
Vì thế, các em nên ôn tập chắc kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất trong sách giáo khoa để trả lời được các câu trả lời ngắn dạng nhận biết, thông hiểu. Với từng câu hỏi, các em nên đọc kỹ và gạch chân từ khóa cần hỏi, chọn đáp án mình thấy chắc chắn nhất hoặc dùng phương pháp loại trừ.
2. Cách lấy điểm cao môn Văn
Dù là môn bắt buộc nhưng lượng thí sinh bị điểm liệt môn Văn hàng năm vẫn rất cao. Để né điểm liệt môn này, các em hãy đọc kỹ đáp án đề tốt nghiệp THPT những năm gần đây. Một số phần dễ ăn điểm như câu hỏi nhận biết (1-1,5 điểm) cần lưu ý: câu hỏi vận dụng (0,5-1 điểm) phần đọc hiểu; xác định đúng vấn đề nghị luận (0,25 điểm) trong phần nghị luận xã hội; đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)…
Thí sinh cần rèn kỹ năng trả lời các câu ở phần nhận biết (xác định thể thơ, biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt…); phần vận dụng (đặt yêu cầu nêu bài học/thông điệp hoặc nêu quan điểm, đánh giá về vấn đề trong ngữ liệu). Chỉ bằng việc nắm những kiến thức cơ bản và nêu được ý kiến cá nhận với những dạng câu hỏi trên, thí sinh đã có thể ăn trọn 1,5 – 2 điểm bài thi Ngữ văn.
Ở phần làm văn, các em nên viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học theo một bố cục rõ ràng; nêu đúng, đủ vấn đề nghị luận trong phần mở bài, như vậy các em sẽ chiếm được thêm 0,5 điểm cho mỗi phần.
Đặc biệt, phần nghị luận văn học yêu cầu có kiến thức về tác giả, tác phẩm, do đó các em cần hệ thống hóa lại kiến thức theo các nội dung: đánh giá chung về tác giá, thời điểm sáng tác, xuất xứ của tác phẩm, các ý chính/nổi bật trong bài, nghệ thuật đặc sắc… Bài viết đầy đủ các nội dung trên sẽ được cộng thêm 0,5-1 điểm.
3. Ôn ngữ pháp cốt lõi cho môn tiếng Anh
Môn tiếng Anh ở chương trình phổ thông chỉ đánh giá ở mức năng lực trung bình, cá em hãy tập trung ôn tập những ngữ pháp cốt lõi, từ vựng theo các chủ đề trong sách giáo khoa.
Với xu thế hội nhập như hiện nay, các trường đại học cũng chú trọng đào tạo môn tiếng Anh hơn, do đó các em cần chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ gắn bó lâu dài với môn ngoại ngũ này, không nên học lệch khiến việc học trên ĐH khiến em choáng ngợp nhé!
4. Ôn cấp tốc môn Hóa thế nào?
Đối với môn Hóa học, số câu lý thuyết luôn nhiều hơn các câu tính toán, do đó trong giai đoạn nước rút, các em hãy tập trung vào phần này, không nên sa đà qua nhiều.
Ở phần vô cơ, các em ôn kỹ nội dung đại cương về kim loại như: dãy điện hóa, hệ thống lại lý thuyết liên quan và ôn các câu trong đề thi năm trước, đề minh họa liên quan đến phần này. Như vậy, em đã có thể giải quyết khoảng 3-4 câu trong đề thi thật.
Đối với phần hữu cơ, thí sinh ôn 2 nội dung chắc chắn sẽ thi là Este và Cacbohidrat. Để dễ nhớ, các em có thể vẽ bảng minh họa tính chất ra vở. Với 2 phần này, em có thể giải quyết 3-4 câu trong đề.
Ngoài ra, câu hỏi thường có 2-3 đáp án tương tự nhau, nếu khoang lụi thì em nên chọn 1 trong 3 đáp án này vì chắc chắn sẽ có 1 câu đúng.
Câu đếm số phát biểu đúng/sai trong bài thường liên quan tới các ứng dụng hóa học, các em lưu ý những câu hóa học thực tiễn thường là câu đúng. Nếu có 2-3 đáp án trong đề liên quan mệt thiết với nhau (gấp đôi hay hơn kém nhau 10 lần) thì đa phần đáp án sẽ rơi vào 1 trong các câu này.
Cuối cùng, để không mất điểm một cách đáng tiếc, các em hãy tô trắc nghiệm đúng cách, kiểm tra thật kỹ để không tô nhầm câu nhé. Tham khảo lưu ý để tô trắc nghiệm đúng cách TẠI ĐÂY
Trước những thay đổi “chóng mặt” trong kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cũng như các trường ĐH, nhiều thí sinh lẫn phụ huynh cũng phải “bó tay” trong việc nắm bắt đúng, đủ thông tin cũng như chọn trường, chọn ngành, chọn phương thức tuyển sinh nào cho phù hợp. Để giảm bớt nỗi lo của thí sinh và các bậc phụ huynh, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Dựa trên kết quả trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp MBTI, các em sẽ được trao đổi, tư vấn trực tiếp cùng những chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu để chọn ra ngành học, trường đại học phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách… của mình.
>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<
– Định hướng ngành nghề có cơ hội việc làm hấp dẫn
– Chọn trường phù hợp với bản thân, giúp em chắc suất vào ĐH mơ ước
– Lên kế hoạch học và thi từ sớm
– Chuyên gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp với 15+ năm kinh nghiệm