Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 18, 2025

Scroll to top

Top

Tuyển sinh 2022: Nguy cơ trượt đại học tăng cao, thí sinh áp lực lại càng áp lực

Trước kiến nghị của các trường đại học về việc tăng câu khó trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 nhằm phục vụ mục đích tuyển sinh khiến nhiều thí sinh trở nên vô cùng lo lắng. Đứng giữa vô vàn chọn lựa, liệu các sĩ tử của chúng ta đã chọn lựa được phương án đúng đắn hay chưa? Bài viết này sẽ giúp thí sinh trả lời câu hỏi.

Thí sinh mệt mỏi trước mùa tuyển sinh

1. Tăng độ khó đề thi tốt nghiệp, tăng áp lực lên thí sinh

Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2021 và 2022 điểm chuẩn đại học tăng cao, một số thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt ngành học đăng ký. Lý giải cho điều này xuất phát từ việc đề thi tốt nghiệp THPT có phần dễ hơn, tính phân hóa giảm. Do tình hình dịch bệnh, các trường trong 2 năm qua cũng giảm dần chỉ tiêu dựa vào điểm thi tốt nghiệp.

Trước những bất cập từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2022 nhiều trường đã mở rộng thêm nhiều phương thức xét tuyển, giảm chỉ tiêu xét bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tuy vậy, dù chỉ tiêu có giảm thì phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp vẫn chiếm phần lớn chỉ tiêu vào trường. Nhằm tăng chất lượng đầu vào nhiều trường đại học đã có kiến nghị tăng độ khó đề thi, tăng độ phân hóa thí sinh bằng việc tăng số lượng các câu hỏi khó để các trường top vẫn có thể tận dụng kết quả này khi tuyển sinh.

Theo khảo sát, chỉ có 24% phiếu bầu dành cho ý kiến giảm độ khó đề thi, chủ yếu dùng để xét tốt nghiệp còn lại chiếm phần nhiều dành cho kiến nghị tăng tính phân hóa đề thi để phù hợp với tuyển sinh đại học (76%).

Kết quả phiếu bầu về nội dung đề thi tốt nghiệp THPT 2022

Đối diện với thông tin này, nhiều thí sinh đang rất hoang mang và lo sợ, đặc biệt là những thí sinh đang mải miết vừa ôn thi theo tổ hợp, vừa ôn thi đánh giá năng lực. Áp lực lại càng áp lực hơn lên “đôi vai nhỏ” của các sĩ tử khi đối mặt với mùa thi nhiều thay đổi này.

Xem thêm: Áp lực của thí sinh trong “ma trận” phương thức tuyển sinh đại học

2. Nguy cơ trượt đại học tăng cao

Tưởng chừng như mùa tuyển sinh năm 2022 là mùa tuyển sinh đem đến cho thí sinh nhiều cơ hội bước vào đại học nhất khi các trường đa dạng phương thức tuyển sinh vào trường. Thực tế cho rằng, điều này đem đến nhiều khó khăn hơn cho thí sinh đặc biệt là những thí sinh không xác định rõ ràng đâu là phương thức xét tuyển chính của mình.

Cho đến thời điểm này, những thí sinh nào đang “ôm đồm” muốn sử dụng cả hai kết quả kỳ thi tốt nghiệp và đánh giá năng lực cần nên xem xét lại. Một kỳ thi có tính phân hóa cao, một kỳ thi cần ôn tập kiến thức tổng hợp chắc chắn sẽ làm thí sinh “phân tán” năng lực nếu theo đuổi cả 2 kỳ thi này. Thí sinh không nên coi nhẹ bất kỳ kỳ thi nào mà nên tập trung xác định kỳ thi chính để sử dụng làm điểm xét tuyển tránh việc thí sinh thi cả 2 kỳ thi nhưng đều trượt đại học.

Không kể đến trường hợp, trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng diễn ra không đồng đều, việc tổ chức các kỳ thi gây khó khăn cho nhà trường và thí sinh. Khác hẳn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đề và chủ trì, luôn tạo điều kiện cũng như có nhiều giải pháp để kỳ thi được diễn ra trôi chảy và hằng niên.

Nhiều thí sinh xác định kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi chính của mình nên kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ dùng để xét tốt nghiệp. Việc tăng độ khó của kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng mang đến nhiều bất lợi cho những thí sinh này.

3. Thí sinh cần làm gì để tăng xác suất trúng tuyển đại học

Trước vấn đề tăng độ khó đề thi, kỳ thi riêng diễn ra không đồng đều,…Thầy Vũ Khắc Ngọc – chuyên gia tư vấn tại Học Mãi có lời khuyên dành cho các em như sau: Thí sinh nên ôn thi theo công thức “Tốt nghiệp +1”: Ôn thi tốt nghiệp với khối thi truyền thống làm chủ đạo. Sau đó chọn thêm phương thức thi phù hợp với năng lực của mình nhất như ĐGNL, chứng chỉ quốc tế, đánh giá tư duy,…Ôn thi theo cách này, thí sinh có thể tận dụng xét tuyển nhiều phương thức mà không cần ôn thi nhiều và tràn lan. Thí sinh cần xác định phương thức xét tuyển trọng tâm của mình.

Xem thêm: Sai lầm lớn nhất khi thí sinh chuyển từ thi tổ hợp môn sang thi ĐGNL

Thí sinh cần kiên định và theo đuổi một cách nghiêm túc kỳ thi mà mình chọn lựa, đừng vì những thay đổi nhỏ bên ngoài mà bị tác động tới con đường đã chọn của mình. Những thí sinh chắc chắc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học thì dù đề có tính phân hóa cao hơn cũng không làm các bạn hoang mang và hoảng loạn. Hãy cứ tập trung và dồn lực vào một kỳ thi để đem lại được hiệu quả cao nhất.

Hy vọng rằng, các sĩ tử của chúng ta luôn giữ vững được “phong độ” trước những thay đổi của kỳ thi năm 2022.

Tin tức mới nhất