Tuyển sinh 2022: Thí sinh sẽ không bị giảm quyền lợi xét tuyển
Tại ngày hội Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2022, TS Phạm Như Nghệ – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết quyền lợi xét tuyển của thí sinh sẽ không hề bị thu hẹp.
Thí sinh được chủ động trong đăng ký, điều chỉnh NVXT
Năm 2022, Bộ GD&ĐT đã có một số thay đổi về mặt kỹ thuật trong đăng ký nguyện vọng xét tuyển nhằm tạo thuận lợi cho thí sính cũng như đảm bảo công bằng, khách quan. Cụ thể, từ ngày 22/7 đến 17h ngày 20/8, thí sinh đăng đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) trực tuyển không giới hạn số lần trên hệ thống của Bộ.
Như vậy, bằng việc đăng ký trực tuyến, thí sinh có thể dễ dàng đăng ký mọi lúc, mọi nơi trên nhiều thiết bị và tránh được nhiều sai sót không đáng có như khi đăng ký trên giấy. Do đó, dù thời gian đăng ký chỉ có gần 1 tháng nhưng hệ thống đã tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, đảm bảo quyền lợi xét tuyển của thí sinh không hề bị thu hẹp.
Ngoài ra, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng của mình theo các ngành, các phương thức xét tuyển tại các cơ sở đào tạo theo thứ tự ưu tiên, nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất giúp các cơ sở đào tạo dễ lọc ảo thí sinh và đảm bảo mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển ở 1 nguyện vọng cao nhất.
Xem thêm: Tuyển sinh 2022: Nhiều điều chỉnh trong tuyển sinh đại học, thí sinh cần lưu ý
Chất lượng đầu vào vẫn được đảm bảo
Năm 2022, Bộ GD&ĐT quy định danh mục 20 phương thức xét tuyển. Chi tiết xem TẠI ĐÂY
Với việc các trường ĐH áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, nhiều ý kiến cho rằng chất lượng nguồn tuyển sinh sẽ khó đảm bảo. TS Phạm Như Nghệ cho biết: Các trường vẫn sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh trong các năm qua. Trong năm 2021, số thí sinh trúng tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm 55% dù có nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, ngoài ra tỉ lệ trúng tuyển bằng kết quả học bạ THPT là khoảng 35%, các phương thức còn lại dưới 10%.
Các trường sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh giúp thí sinh có nhiều lựa chọn, cơ hội xét tuyển nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, do đó chất lượng nguồn tuyển hoàn toàn được đảm bảo.
Bộ GD&ĐT cũng quy định, với các ngành sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh, trường phải chịu trách nghiệm giải thích chỉ tiêu, công khai điểm thi cho từng phương thức.
Nhiều người cho rằng việc đăng ký trực tuyến sẽ gây trở ngại với thí sinh ở các vùng khó khăn. TS Phạm Như Nghệ cũng chia sẻ, năm 2021 dù thí sinh có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức đăng ký nguyện vọng (bằng phiếu hoặc bằng hình thức trực tuyến) nhưng hệ thống cũng ghi nhận tỉ lệ thí sinh đăng ký là 50%, các tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông… cũng có tỷ lệ thí sinh đăng ký trực tuyến trên 70%.
Trong trường hợp đặc biệt khiến thí sinh không đăng ký nguyện vọng được, trường THPT cũng sẽ có biện pháp hỗ trợ thí sinh trong việc đăng ký.
Năm nay “ma trận” các phương thức tuyển sinh, các ngành nghề, trường đại học đã khiến phần lớn thí sinh lẫn các bậc phụ huynh phải đau đầu không biết phải lựa chọn ra sao cho phù hợp. Để giải quyết nỗi lo lắng đó, HOCMAI đã ra đời Giải pháp tư vấn chọn ngành – chọn trường cùng chuyên gia. Thông qua kết quả trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp MBTI, các em sẽ được tư vấn trực tiếp cùng những chuyên gia hướng nghiệp hàng đầu để chọn ra cho mình ngành học, trường đại học phù hợp nhất với năng lực, sở thích, tính cách…
>> THỰC HIỆN BÀI TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH CHỌN NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY <<
– Tư vấn trực tiếp cùng chuyên gia 15 năm kinh nghiệm trong tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
– Gỡ bỏ phân vân khi lựa chọn phương thức tuyển sinh
– Tăng tỉ lệ đỗ đại học
– Chọn ngành có cơ hội việc làm cao
– Chọn trường phù hợp với năng lực
– Định hướng lộ trình học và thi cử phù hợp