Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | March 28, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Hóa học - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Review ngành Hóa học trường Đại học Sư phạm TPHCM (HCMUE) – Ngành học giàu tiềm năng, cơ hội “có thừa”

Hóa học là một trong những ngành khoa học cơ bản được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống hàng ngày. Những mùa tuyển sinh gần đây, Hóa học là ngành học được nhiều thí sinh xét tuyển khối ngành Khoa học tự nhiên chọn lựa. Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành Hóa học, đặc biệt là ngành Hóa học tại trường Đại học Sư phạm TPHCM thì bài viết này là dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ!

1. Ngành Hóa học là gì?

Hóa học (Chemistry) là ngành học nghiên cứu về thành phần, tính chất, cấu trúc, và sự thay đổi của vật chất, thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên. Hóa học nghiên cứu về các phản ứng và biến đổi hóa học giữa các thành phần như nguyên tố, hợp chất, nguyên tử. Hóa học là cầu nối của các ngành khoa học tự nhiên khác như Địa chất học, Vật lý học và Sinh vật học và được coi là “khoa học trung tâm”.

Hóa học nghiên cứu tính chất của các nguyên tố và hợp chất nhằm tạo ra các phương pháp tổng hợp những hợp chất mới, các phương pháp phân tích, đo lường, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay.

2. Học ngành Hóa học tại trường Đại học Sư phạm TPHCM như thế nào? 

Học ngành Hóa học tại trường Đại học Sư phạm TPHCM sinh viên được đào tạo trong 4 năm với tổng số tín chỉ cho toàn khóa học là 135 tín chỉ bao gồm học phần bắt buộc, học phần tự chọn (chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng) và tự chọn tự do.

Sinh viên theo học tại trường được cung cấp kiến thức cơ bản về về hoá học, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên cho đến kiến thức về chuyên môn như Cơ sở Hoá học môi trường, Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu phức chất, Hoá học lập thể, Hoá lượng tử ứng dụng, Cơ sở Hoá học môi trường, Kỹ năng xây dựng hình ảnh và kĩ năng thuyết phục

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên học tại trường được thực hành trên những máy móc hiện đại nhằm nâng cao kỹ năng thực hành và phục vụ nghiên cứu khoa học.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nắm chắc được kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành; có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội; hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập.

Với Mục tiêu đào tạo những thế hệ cử nhân có đủ phẩm chất, năng lực vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề liên quan đến hóa học, có đủ năng lực tham gia hoạt động khoa học tại các cơ sở sản xuất, các viện hoặc trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học. Nhà trường đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy cho sinh viên và giảng viên tại trường.

Khung chương trình đào tạo ngành Hóa học trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:

1. HỌC PHẦN CHUNG
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 9 Giáo dục thể chất 1
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 Giáo dục thể chất 2
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 11 Giáo dục thể chất 3
4 Pháp luật đại cương 12 Giáo dục Quốc phòng – Học phần I
5 Ngoại ngữ HP 1 13 Giáo dục Quốc phòng – Học phần II
6 Ngoại ngữ HP 2 14 Giáo dục Quốc phòng – Học phần III
7 Ngoại ngữ HP 3 15 Giáo dục Quốc phòng – Học phần IV
8 Tin học căn bản
2. HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN
2.1. Cơ sở ngành
1 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Hoá học 7 Vật lý học đại cương (cơ, nhiệt, điện,

quang)

2 Đại số 8 Thực hành vật lý học đại cương
3 Giải tích 1 9 Vật lý hạt nhân và vật lý nguyên tử
4 Giải tích 2 10 Hoá học đại cương 1
5 Phương trình vi phân 11 Hoá học đại cương 2
6 Xác suất thống kê 12 Thực hành Hoá học đại cương
2.2. Chuyên ngành
2.2.1. Các học phần bắt buộc
1 Hoá học vô cơ 1 12 Thực hành Hoá học hữu cơ 1
2 Hoá học vô cơ 2 13 Thực hành Hoá học hữu cơ 2
3 Thực hành Hoá học vô cơ 1 14 Hoá học phân tích 1
4 Thực hành Hoá học vô cơ 2 15 Hoá học phân tích 2
5 Hoá lý 1 (Nhiệt động Hóa học + Động

Hoá học)

16 Một số phương pháp phân tích Hóa lý
6 Hoá lý 2 (Điện Hoá + Hoá keo) 17 Thực hành Hoá học phân tích
7 Thực hành Hoá lý 1 18 Thực hành Hoá học phân tích định

lượng

8 Thực hành Hoá lý 2 19 Thực hành phân tích Hóa lý
9 Cơ sở hoá học lượng tử 20 Một số phương pháp phổ trong

nghiên cứu Hoá học

10 Hoá học hữu cơ 1 21 Xử lý số liệu và quy hoạch thực

nghiệm trong Hoá học

11 Hoá học hữu cơ 2
2.2.2. Các học phần tự chọn (chọn 2-4 tín chỉ)
1 Phân tích môi trường 6 Hoá học và công nghệ sản phẩm tẩy

rửa

2 Hoá vô cơ sinh học 7 Xử lý mẫu trong Hóa phân tích
3 Hoá kỹ thuật 8 Thực tập phân tích công cụ nâng cao
4 Hoá học các hợp chất cơ nguyên tố 9 Hóa keo ứng dụng
5 Hoá dược 10 Hoá học vật liệu nano
3. HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
3.1. Học phần bắt buộc
3.1.1. Học phần nghề nghiệp chuyên ngành
Chuyên ngành Hóa học vô cơ
1 Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu

phức chất

5 Một số cơ sở tổng hợp vô cơ
2 Hoá học chất rắn 6 Cơ sở lý thuyết Hóa học vô cơ
3 Vật liệu vô cơ 7 Thực hành Hoá học vô cơ 3
4 Một số phương pháp nghiên cứu vật

liệu vô cơ

Chuyên ngành Hóa học hữu cơ
1 Tổng hợp hữu cơ 4 Một số vấn đề chọn lọc trong Hoá

học hữu cơ

2 Hợp chất tự nhiên 5 Cơ chế phản ứng Hoá học hữu cơ
3 Hoá học lập thể 6 Thực hành Hoá học hữu cơ 3
Chuyên ngành Hóa lý và Hóa lý thuyết
1 Điện Hoá ứng dụng 4 Xúc tác ứng dụng
2 Hoá lượng tử ứng dụng 5 Thực hành Hóa lý 3
3 Một số phương pháp hóa lý phân tích cấu trúc vật liệu
Chuyên ngành Hóa học môi trường
1 Cơ sở Hoá học môi trường 4 Kỹ thuật môi trường 2
2 Độc học môi trường 5 Thực hành Hoá học môi trường 1
3 Kỹ thuật môi trường 1 6 Thực hành Hoá học môi trường 2
3.1.2. Thực hành nghề nghiệp
Thực tập nghề nghiệp
3.2. Các học phần tự chọn
1 Kỹ năng xây dựng hình ảnh và kĩ

năng thuyết phục

2 Kỹ năng tư duy sáng tạo trong hoạt

động nghề nghiệp

4. KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU HOẶC HỌC PHẦN THAY THẾ
Sinh viên chọn một trong hai hình thức sau:

– Hình thức 1: Thực hiện một khóa luận (6 tín chỉ)

– Hình thức 2: Thực hiện một tiểu luận thực nghiệm chuyên ngành (3 tín chỉ) và tích lũy thêm một học phần thay thế (3 tín chỉ) từ các học phần ngay dưới đây phù hợp với chuyên ngành nghề nghiệp đã chọn trước ở mục 3.1.1

1. Một số vấn đề cơ bản trong Hóa học vô cơ (Với chuyên ngành Hóa học vô

cơ)

2. Một số vấn đề cơ bản trong Hóa học hữu cơ (Với chuyên ngành Hóa học

hữu cơ)

3. Hoá lí nâng cao (Với chuyên ngành Hóa lý)

4. Các quá trình sinh học trong kỹ thuật môi trường (Với chuyên ngành Hóa

môi trường)

3. Điểm chuẩn ngành Hóa học tại trường Đại học Sư phạm TPHCM

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Hóa học

Sinh viên ngành Hóa học sau khi tốt nghiệp có thể thử sức bản thân ở một số vị trí công việc như sau:

  • Chuyên viên nghiên cứu tại các Viện Vật liệu, Mỹ phẩm, Viện Hóa học…
  • Kỹ sư điều hành trong các công ty, nhà máy sản xuất hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón, xi-măng…
  • Kỹ sư công nghệ hóa dầu (vận hành, thiết kế nhà máy lọc dầu, nhựa, hóa chất…), hóa hữu cơ (mỹ phẩm, dầu gội đầu, kem dưỡng da…), hóa dược (thảo dược, bào chế thuốc, thiết bị sản xuất thuốc…), công nghệ vật liệu mới: vật liệu polime, vật liệu siêu bền, nhẹ…
  • Khởi nghiệp lập công ty kinh doanh về ngành hóa, mỹ phẩm…
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, Viện khoa học, trung tâm nghiên cứu…
  • Quản lý và vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, môi trường, dầu khí, thiết kế và tính toán hệ thống, phân tích – quản lý chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Cơ hội việc làm ngành Hóa học vô cùng đa dạng và tiềm năng

Trên đây là một số thông tin về về ngành Hóa học trường Đại học Sư phạm TPHCM mà Hocmai.vn chia sẻ đến bạn. Hy vọng các bạn và quý phụ huynh sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành học này. Chúc các bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn trong tương lai.

Tin tức mới nhất