Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 14, 2025

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)

Review chuyên ngành Kinh doanh quốc tế – Idol mới nổi trường Đại học Ngoại thương (FTU)

Là chuyên ngành có tuổi đời khá “trẻ trung” so với các “đàn anh” như Kinh tế đối ngoại, thế nhưng chuyên ngành Kinh doanh quốc tế đã từng bước vươn lên trở thành một xu hướng mới, một trong những lựa chọn hàng đầu của học sinh khi xét tuyển vào trường Đại học Ngoại thương (FTU). Trong những năm gần đây, điểm chuẩn vào Kinh doanh quốc tế gần như ngang ngửa với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Vậy hãy cùng khám phá xem điều gì đã tạo nên sức hút đầy mạnh mẽ của chuyên ngành này nhé!

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế

1. Giới thiệu

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại thương thuộc ngành Kinh tế, được Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đưa vào tuyển sinh từ năm 2009. Ngoài chương trình đào tạo tiêu chuẩn, chuyên ngành còn có chương trình chất lượng cao đào tạo bằng tiếng Anh và chương trình đào tạo theo mô hình tiên tiến Nhật Bản. Chuyên ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về kinh doanh quốc tế; môi trường, pháp luật trong kinh doanh quốc tế, hay những kiến thức nhằm giúp sinh viên tiếp cận, có hướng giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế như: Đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế…

2. Điểm chuẩn

TrườngChuyên ngànhNgành2024202320222021
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) Kinh doanh quốc tế Nhóm ngành Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Marketing 028.128.123.528.1
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Điểm thi TN THPT

Các tổ hợp A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07, chênh lệch giảm 0,5 điểm so với tổ hợp gốc
Điểm thi TN THPT

3. Đại học mang lại cho mình những gì?

  • Chương trình tiêu chuẩn Kinh doanh quốc tế
  • Về kiến thức: 
    • – Cung cấp những kiến thức nền tảng về kinh doanh, triết học.
    • – Đào tạo chuyên sâu các kiến thức về kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu, thương mại và đầu tư quốc tế, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
    • – Áp dụng kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế, năng lực ngoại ngữ vào quá trình học tập, nghiên cứu; công việc thực tiễn tại doanh nghiệp; thực hành chiến lược, mô hình, phương thức và nghiệp vụ kinh doanh quốc tế trong và ngoài nước.
  • Về kỹ năng:
    • – Kỹ năng phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh quốc tế tại Việt Nam và thế giới.
    • – Kỹ năng áp dụng, khám phá kiến thức kinh tế và kinh doanh quốc tế trong những môi trường kinh doanh đa văn hóa, vận dụng kiến thức, lý luận vào công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh trong và ngoài nước.
    • – Nghiên cứu, phân tích, sáng tạo và đổi mới các ý tưởng, các phương pháp và mô hình kinh doanh trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
    • – Kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm việc nhóm, lên kế hoạch, thuyết trình, giao tiếp,…
    • – Kỹ năng đàm phán, xử lý tình huống.
    • – Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng .
    • – Thành thạo một trong các ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga (Bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam)
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…
  • Một số môn học tiêu biểu:

Một số môn học Chương trình Tiêu chuẩn Kinh doanh quốc tế (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

  • Chương trình chất lượng cao Kinh doanh quốc tế
  • Về kiến thức: 
    • – Cung cấp những kiến thức nền tảng triết học, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế.
    • – Giải thích, phân tích các hiện tượng kinh tế dựa vào kiến thức đã học về kinh tế vi mô, vĩ mô, ứng dụng mô hình toán kinh tế, kinh tế lượng, công cụ phân tích dữ liệu nghiên cứu động cơ, hành vi, quy trình ra quyết định của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh
    • – Ứng dụng các mô hình kinh doanh; chiến lược marketing; lý thuyết tài chính, tiền tệ, phương thức xâm nhập thị trường; chiến lược quản lý chuỗi cung ứng và đầu tư quốc tế; kỹ năng đàm phán và truyền thông trong môi trường kinh doanh đa văn hóa.
    • – Vận dụng kiến thức đã học vào công việc, thực hành dự án kinh doanh quốc tế với hệ sinh thái phát triển bền vững về kinh doanh, xã hội, môi trường.
  • Về kỹ năng:
    • – Tổng hợp, phân tích thông tin và dữ liệu phục vụ quá trình ra quyết định kinh doanh
    • – Lập luận, giải quyết vấn đề
    • – Giao tiếp trong môi trường đa văn hóa
    • – Kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm việc nhóm, lên kế hoạch, thuyết trình, giao tiếp và truyền đạt thông tin.
    • – Kỹ năng đàm phán, xử lý tình huống.
    • – Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng .
    • – Thành thạo tiếng Anh (Bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam)
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…
    • – Một số môn học tiêu biểu: Những môn học của chương trình chất lượng cao hầu hết tương tự với chương trình tiêu chuẩn, tuy nhiên hoàn toàn được giảng dạy bằng tiếng Anh; cùng với đó là các học phần thực hành tại doanh nghiệp, thực hành lập dự án kinh doanh quốc tế.
  • Chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản

Điểm đặc biệt ở chương trình đào tạo này là sinh viên được học những kiến thức kinh doanh theo tư duy của xứ sở hoa anh đào, được học tập với sự tham gia của giảng viên, doanh nghiệp Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam. Mới nghe thôi đã thấy vô cùng tò mò và hấp dẫn, vậy chương trình này chúng mình sẽ học gì, có được kỹ năng gì đây?

  • Về kiến thức: 
    • – Hiểu và vận dụng hệ thống tri thức về chính trị, xã hội và nhân văn vào thực tiễn.
    • – Vận dụng những kiến thức đã học về toán kinh tế, khoa học tự nhiên và kinh tế cơ bản của nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành kinh doanh quốc tế. Đặc biệt là am hiểu sâu sắc về kinh tế và kinh doanh Nhật Bản thông qua các vấn đề kinh tế vĩ mô (tỷ lệ nợ công, ảnh hưởng của vấn đề già hóa dân số Nhật Bản, tỷ giá đồng Yên Nhật…), và các vấn đề kinh tế vi mô (quản trị doanh nghiệp Nhật Bản, quản trị nhân sự theo phương thức truyền thống Nhật Bản và sự thay đổi, chiến lược toàn cầu hóa của các công ty Nhật Bản ngày nay…); 
    • – Nắm vững và áp dụng thực tiễn về các hệ thống sản xuất như: Hệ thống quản lý khoa học, hệ thống Ford (hệ thống băng chuyền) và hệ thống sản xuất Toyota; các nét đặc trưng trong quản lý sản xuất Nhật Bản, sự khác biệt so với hệ thống quản lý sản xuất khác trên thế giới.
    • – Có khả năng hiểu và vận dụng các nguyên lý cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng và các công cụ phân tích các khía cạnh khác nhau về hệ thống logistics trong doanh nghiệp để đảm bảo các yêu cầu về Chất lượng, Chi phí, Giao hàng (QCD).
    • – Hiểu, biết vận dụng các cơ chế tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, đánh giá nhân sự và các cam kết đối với người lao động trong môi trường kinh doanh Nhật Bản. Phân biệt được sự khác biệt giữa các mô hình quản trị nhân lực của Nhật Bản khi so sánh với mô hình quản lý nhân sự của Châu Âu và Hoa Kì.
    • – Có khả năng tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản từ các báo cáo tài chính, đọc và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp; vận dụng được các công cụ thực hành lập kế hoạch kinh doanh thông qua việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, các quy trình lập kế hoạch kinh doanh, cách thức triển khai kinh doanh thông qua các công cụ pháp lý, kế toán, tài chính, marketing, thiết kế, xây dựng thương hiệu,…
    • – Vận dụng được kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế và giỏi về ngoại ngữ (tiếng Anh và tiếng Nhật) để giải quyết tốt các vấn đề cụ thể trong môi trường kinh doanh quốc tế, đặc biệt môi trường kinh doanh, văn hóa Nhật Bản.
  • Về kỹ năng:
    • – Kỹ năng tự học tập, nghiên cứu; làm việc nhóm, lên kế hoạch, tổ chức; thuyết trình, giao tiếp, điều hành cuộc họp, đàm phán, kiểm soát stress; đặt mục tiêu, chăm sóc đối tác kinh doanh theo phong cách Nhật Bản.
    • – Kỹ năng ra quyết định, lập kế hoạch kinh doanh và quản lý ngân sách, quản lý dự án trước môi trường kinh doanh thay đổi; kỹ năng quản lý và lãnh đạo.
    • – Kỹ năng tự chủ, tự ý thức nâng cao trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, tổ chức nghề nghiệp và xã hội, các kỹ năng học và tự học suốt đời, quản lý thời gian và tự chủ, thích ứng với sự phức tạp của thực tế, hiểu biết văn hóa, hiểu và phân tích kiến thức;
    • – Kỹ năng giao tiếp kinh doanh theo phong cách Nhật Bản
    • – Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng .
    • – Thành thạo ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật (Bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam)
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…

Một số môn học Chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

4. Cơ hội nào cho sinh viên khi ra trường?

  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Hệ tiêu chuẩn:

Sinh viên có thể làm việc tại: các tập đoàn đa và xuyên quốc gia, các ngân hàng, công ty kiểm toán, công ty phân phối, các tổ chức tài chính – ngân hàng, hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế…; hay tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục về lĩnh vực Kinh doanh quốc tế,…

  • Chất lượng cao:

Cơ hội làm việc tại doanh nghiệp tại các bộ phận nghiệp vụ, về phòng chức năng hay vị trí công việc có liên quan đến chiến lược kinh doanh quốc tế; đổi mới và sáng tạo; phát triển thị trường và marketing; thương mại và đầu tư; quản trị dự án kinh doanh quốc tế; hoặc tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục về lĩnh vực Kinh doanh quốc tế,..

  • Chương trình đào tạo theo mô hình tiên tiến Nhật Bản:

Sinh viên sau đào tạo có thể làm việc tại nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản và tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ đối tác với Nhật Bản. Ngoài ra, các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh; cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế; Tập đoàn, tổng công ty; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện và các chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam; các ngân hàng; các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài; các công ty liên doanh quốc tế, các tổ chức quốc tế có mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản cũng là những điểm đến lý tưởng của các cử nhân kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản.

Bên cạnh đào tạo các kiến thức chuyên môn về Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương xây dựng khung chương trình đào tạo theo hướng đa dạng các lĩnh vực của ngành Kinh tế, giúp mở rộng kiến thức, từ đó có khả năng đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau bên cạnh chuyên ngành đào tạo chính.

Đại học Ngoại thương đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ sinh viên. Các hội thảo chuyên đề của trường, khoa, viện; định hướng nghề nghiệp nhằm giúp đỡ sinh viên trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai; chương trình Ngày hội việc làm giúp sinh viên cọ xát trực tiếp với nhà tuyển dụng từ các tập đoàn lớn; hay chương trình tham vấn tâm lý miễn phí, nhằm quan tâm sát sao tới sức khỏe tâm lý của sinh viên. Trường cũng dành sự quan tâm lớn cho các hoạt động câu lạc bộ của sinh viên. Với gần 40 câu lạc bộ gồm các câu lạc bộ chuyên môn, sở thích, tình nguyện, đoàn, hội sinh viên, tạo môi trường rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên, cũng vì thế mà sinh viên Ngoại thương luôn được biết đến bởi sự năng động, sáng tạo, đa tài. Thực tế cho thấy sinh viên Ngoại thương làm trái ngành rất nhiều nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống câu lạc bộ, ví dụ như Ca sĩ Hoàng Dũng, các hoa hậu, hoa khôi, MC, biên tập viên, người mẫu,… đều xuất thân từ các câu lạc bộ của trường.

  • Cơ hội học tập sau đào tạo

Trong quá trình học tại Đại học Ngoại thương, sinh viên có thể lựa chọn học song bằng để nghiên cứu một chuyên ngành khác bên cạnh chuyên ngành chính. Sinh viên cũng được tạo điều kiện tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, các chương trình học chuyển tiếp sang các trường đại học uy tín nước ngoài là đối tác của Đại học Ngoại thương theo các chương trình 2+2, 3+1; nhận các mức học bổng và ưu đãi học phí theo thỏa thuận ký kết giữa Đại học Ngoại thương và đối tác với các chương trình đào tạo sau đại học. 

Trong những năm trở lại đây, Logistics hay Kinh doanh quốc tế đang tạo nên cơn sốt trên thị trường lao động. Bài viết “Review chuyên ngành Kinh doanh quốc tế – Idol mới nổi trường Đại học Ngoại thương (FTU)” mang tới những hiểu biết về chuyên ngành đào tạo, giúp các em có định hướng về công việc tương lai để bắt kịp với xu hướng nghề nghiệp trên thị trường hiện nay. 

Tin tức mới nhất