Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 1, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế - Đại Học Thương Mại

Review chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Thương mại (TMU): Cơ hội vươn ra “biển lớn”

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc trao đổi hàng hóa và kinh doanh thương mại giữa các nước trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Kinh doanh thương mại trở thành ngành học được nhiều học sinh theo học bởi cơ hội nghề nghiệp tươi sáng. Đại học Thương mại là một trong những cơ sở đào tạo uy tín và lâu năm trong ngành học này.

Kinh doanh quốc tế là gì

1. Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế là ngành học về hoạt động trao đổi, giao dịch diễn ra giữa các quốc gia trên toàn thế giới nhằm thỏa mãn mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân và các tổ chức kinh tế. Đây là công việc giao dịch mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh. Trong Kinh doanh thương mại, các em sẽ được học các lĩnh vực chuyên sâu như Xuất nhập khẩu, logistic, hoạch định tài chính quốc tế, tư vấn đầu tư quốc tế,…

Học Kinh doanh quốc tế sinh viên được học về Quản trị kinh doanh, chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương,..Khác với chuyên ngành Kinh tế quốc tế sinh viên nghiên cứu lý luận về Quan hệ kinh tế quốc tế, cơ sở phân tích, hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam.

2. Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Thương mại có gì?

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế trường Đại học Thương mại. Chương trình đào tạo cử nhân Kinh doanh quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức chung về quản trị kinh doanh, chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia, các hoạt động kinh doanh quốc tế, đầu tư quốc tế.

Sinh viên sẽ được học những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như thanh toán quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, marketing quốc tế, bảo hiểm ngoại thương. Ngoài ra còn được trau dồi các kỹ năng như đàm phán, thương lượng, giải quyết trong tranh chấp quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,…Đây là những hành trang cần thiết mang tính chiến lược mà cử nhân Kinh doanh quốc tế có được.

Điểm khác biệt mang tính đột phá khi theo học chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Thương mại là hệ thống giảng viên có trình độ cao, có kinh nghiệm làm việc và tư vấn thực tế cho các doanh nghiệp lớn, các cơ quan đơn vị trong cả nước. Bên cạnh đó, các giảng viên thỉnh giảng, các giảng viên là doanh nhân, chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước cũng thường xuyên tham gia giảng dạy giúp sinh viên nắm được kiến thức thực tiễn tại các doanh nghiệp.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học Thương mại

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Thương Mại Kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế 26.520.51817.518252727.3214526.62627.1
Ghi chú

Học bạ; Thương mại quốc tế

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Thương mại quốc tế

Đánh giá tư duy; Thương mại Quốc tế

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Chương trình CLC

Thương mại quốc tế; Chương trình CLC; Đánh giá tư duy

Học bạ; Chương trình chất lượng cao

Tốt nghiệp THPT, Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế, Học bạ

Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế

Nếu xét theo điểm thi 3 môn TNTHPT : 23.

Thương mại quốc tế
Điểm thi TN THPT

4. Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?

Ngành Kinh doanh quốc tế đang chuyển biến mạnh mẽ với những cơ hội xuất nhập khẩu mới, chính vì vậy mà sinh viên có nhiều chọn lựa hơn trong tương lai. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể làm ở nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau như:

– Phân tích kinh doanh

– Quản lý các mối quan hệ đối tác nước ngoài

– Chuyên gia pháp lý về luật thương mại

– Quản lý truyền thông và tổ chức sự kiện

– Chuyên viên kinh doanh

– Nhân viên quan hệ công chúng

Sinh viên có thể đảm nhận những vị trí trên ở các công ty và tập đoàn kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước ở các ngành như ngoại giao, hậu cần, vận tải quốc tế, hàng không, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, marketing quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng, tư vấn đầu tư quốc tế, xúc tiến thương mại, thành toán quốc tế ở các ngân hàng, hải quan,..

Với những thông tin trên, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Thương mại xứng đáng là cơ sở đào tạo uy tín cho các em theo học. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn ngành chọn nghề.