Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 5, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kinh tế quốc tế - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)

Review chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương (FTU): Hướng đi nào cho các chuyên gia kinh tế?

Là một ngành nghề nghiên cứu các vấn đề mang tính vĩ mô của nền kinh tế, chuyên ngành Kinh tế quốc tế đòi hỏi khối lượng kiến thức lớn, mang tính học thuật. Bài viết sau sẽ giúp các em hiểu thêm về chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương, từ đó có những lựa chọn phù hợp với khả năng của mình.

Kinh tế quốc tế là gì?

1. Giới thiệu

Kinh tế quốc tế là chuyên ngành thuộc Khoa Kinh tế quốc tế – một khoa có lịch sử lâu đời tại trường Đại học Ngoại thương. Sinh viên của chuyên ngành được đào tạo các kiến thức liên quan đến việc phân tích, đánh giá, dự báo các khía cạnh của kinh tế như: Thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế,…

2. Điểm chuẩn

TrườngChuyên ngànhNgành2024202320222021
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) Kinh tế quốc tế Nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế 02828282828.5
Ghi chú

Các tổ hợp A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07 chênh lệch 0,5 điểm so với tổ hợp gốc
Tốt nghiệp THPT

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Điểm thi TN THPT, Các tổ hợp khác chênh lệch giảm 0,5 so với khối A00

Các tổ hợp chênh lệch 0.5 điểm so với tổ hợp A00; Điểm thi TN THPT

3. Kiến thức bao la, sinh viên cần chuẩn bị hành trang thật tốt

Sinh viên chuyên ngành Kinh tế quốc tế được trang bị đầy đủ cả về kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.

  • Về kiến thức:
    • – Tư duy logic, thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật Việt Nam,…
    • – Áp dụng các kiến thức kinh tế như kinh tế vi mô, vĩ mô, kinh tế lượng,… vào thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình, phân tích các vấn đề kinh tế, tài chính, phân tích các chủ thể của nền kinh tế dưới góc độ kinh tế.
    • – Áp dụng kiến thức ngành, cơ sở ngành, chuyên ngành để phân tích các tình huống, vấn đề thực tiễn trong hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, bộ ban ngành,…
    • – Khả năng phân tích các vấn đề của kinh tế quốc tế như đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế,…
  • Về kỹ năng: 
    • – Kỹ năng tự học, nghiên cứu, thu thập, tổng hợp, phân tích, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, tổ chức, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, đàm phán,…
    • – Kỹ năng thích nghi, xử lý trong môi trường làm việc toàn cầu.
    • – Kỹ năng tin học văn phòng, một số phần mềm xử lý số liệu như Eview, STATA, R, SPSS…
    • – Thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh thuộc lĩnh vực Kinh tế quốc tế bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…

Một số môn học Chương trình Tiêu chuẩn Kinh tế quốc tế (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

Ngoài ra với chương trình Chất lượng cao, sinh viên được giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh bởi các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, chương trình đào tạo được tham khảo từ các chương trình của một số trường đại học hàng đầu từ Hoa Kỳ, Anh, Nhật,…

Một số môn học Chương trình CLC Kinh tế quốc tế (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

4. Nghề nghiệp xịn sò nhưng yêu cầu khắt khe

  • Định hướng học tập, nghiên cứu sau tốt nghiệp:
    • – Khoa Kinh tế quốc tế hợp tác với khoa Kinh tế trường Đại học Tohoku (Nhật Bản), sinh viên có thể tham gia chương trình đặc biệt này và có cơ hội học tập tại xứ sở hoa anh đào trong một khoảng thời gian nhất định, và nhận về 2 bằng cử nhân sau khi tốt nghiệp.
    • – Sinh viên học ngôn ngữ Pháp cũng có cơ hội tham gia khóa học hè ở thành phố Nice do trường Đại học Nice Sophia Antipolis tổ chức; hay săn học bổng tới các trường đại học danh tiếng thế giới.
  • Cơ hội nghề nghiệp:
    • – Đảm nhận công tác tại có bộ ban ngành, cơ quan, viện nghiên cứu, tại các trường đại học về lĩnh vực Kinh tế quốc tế.
    • – Công việc phân tích, nghiên cứu, đánh giá tại ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tổ chức quốc tế,…
    • – Đảm nhận các vị trí công việc khác thuộc lĩnh vực kinh tế, đáp ứng yêu cầu trình độ tiếng Anh tốt.

Bài viết “Review chuyên ngành Kinh tế quốc tế trường Đại học Ngoại thương (FTU): Hướng đi nào cho các chuyên gia kinh tế?” cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về Chuyên ngành Kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương giúp các em có lựa chọn phù hợp nếu đam mê nghiên cứu những mối quan hệ kinh tế của nền kinh tế và giữa các quốc gia.

Tin tức mới nhất