Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 15, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kinh tế Xây dựng - Đại Học Kiến Trúc Hà Nội

Review ngành Kinh tế Xây dựng – Đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU) – Học để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước nhà

Hiện nay, Việt Nam đã và đang hướng tới hòa nhập vào các Cộng đồng kinh tế toàn cầu, trong đó  Kiến trúc và Xây dựng luôn là những ngành thu hút nhiều vốn đầu tư và nhân lực. Bởi vậy, cơ hội việc làm trong lĩnh vực  Kinh tế xây dựng không bao giờ thiếu. Các bạn cùng tìm hiểu ngành Kinh tế Xây gì học gì tại đại học Kiến trúc Hà Nội nhé.

Kinh tế xây dựng thời đại mới

1. Khái niệm ngành Kinh tế xây dựng

Kinh tế xây dựng là  một chuyên ngành trong nhóm ngành xây dựng, tập trung đào tạo kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Đây là một ngành học mới được đánh giá cao trong lĩnh vực xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu liên quan giữa các vấn đề tài chính, triển khai dự án xây dựng,  thống kê và tiến độ dự án xây dựng. 

2. Đào tạo ngành Kinh tế xây dựng tại đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU)

Tại Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng được thiết kế thông minh, gắn liền với thực tế và được cập nhật thường xuyên để bắt kịp nhu cầu thị trường kinh tế hiện nay. Sinh viên đào tạo chuyên ngành sẽ được  trang bị đầy đủ từ các kiến thức khoa học cơ bản tới các kiến thức chuyên sâu, đồng thời được rèn luyện các kỹ năng thực hành thành thạo nghề nghiệp trong tương lai.

Khi tham gia đào tạo chuyên  ngành Kinh tế Xây dựng tại HAU, bên cạnh các kiến thức lý luận được giảng giảng trên giảng đường, sinh viên còn được đào tạo các  kỹ năng mềm và  kỹ năng cứng phục vụ cho công việc sau khi ra trường. Cụ thể, các kỹ năng nghề nghiệp mà bạn sẽ nắm vững sau 4 năm đào tạo chuyên ngành Kinh tế Xây dựng tại đại học Kiến trúc Hà Nội:

–  Kỹ năng hoạch định, xây dựng các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế xây dựng

– Kỹ năng tổ chức thi công xây dựng công trình; tổ chức quản lý các hoạt động xây dựng, giao khoán sản xuất đến tổ, đội xây lắp;

– Kỹ năng thành lập, quản lý và điều hành các doanh nghiệp xây dựng, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng

– Kỹ năng phân tích, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư, các công trình xây dựng, định mức và tổ chức lao động,  giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính.

– Kỹ năng tạo lập, thẩm định và thẩm tra hồ sơ mời, đấu thầu trong xây dựng.

– Am hiểu việc quản lý chi phí các dự án công trình xây dựng: Tổng đầu tư, dự toán công trình xây dựng, kiểm toán trong xây dựng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư,…

– Sử dụng thành thạo các phần mềm trong  quản lý dự án và  lĩnh vực Kinh tế Xây dựng.

Bên cạnh các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, hỗ trợ cho công việc tương lai: Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề; Khả năng tư duy theo hệ thống; Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp. các kỹ năng cá nhân: Kỹ năng Quản lý và lãnh đạo; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Khả năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ.

Một số lưu ý nhỏ dành cho bạn nào có mong muốn và định hướng theo học ngành Kinh tế Xây dựng tại đại học Kiến trúc Hà Nội. Đó là, các bạn cần có một trong những tố chất: Học tốt các môn Khoa học tự nhiên; Yêu thích ngành Xây dựng; Thích tìm tòi, ham học hỏi; Có kỹ năng làm việc nhóm; Tư duy độc lập và có khả năng chịu áp lực công việc; Có khả năng chịu áp lực công việc.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế Xây dựng ở HAU, có điều kiện được liên thông với các chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý dự án và bất động sản, quản lý xây dựng, được học nâng cao sau đại học trong nước và quốc tế với các đơn vị mà HAU liên kết về chuyên ngành Kinh tế Xây dựng, chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình.

Đặc biệt, trong quá trình học tập, sinh viên ngành Kinh tế Xây dựng – HAU có rất nhiều cơ hội thực tập tại các Tổng công ty xây dựng, các doanh nghiệp mà nhà trường liên kết. Đó là cơ hội để các bạn thể hiện các điểm mạnh của bản thân với chủ doanh nghiệp, làm nền móng cho sự phát triển công việc trong tương lai. 

Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế sau đại học tại HAU 

 

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế xây dựng của đại học Kiến trúc Hà Nội (HAU)

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội Kinh tế Xây dựng Kinh tế xây dựng 22.923.4522.5
Ghi chú

Tốt nghiệp THPT

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm

Trước sự tăng trưởng vượt bậc của ngành xây dựng trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động xây dựng luôn khan hiếm nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng quản lý. Theo thống kế của các chuyên gia, dự kiến 20 năm tới, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình cơ bản sẽ còn tăng cao tại Việt Nam. Cho nên, Kỹ sư Kinh tế xây dựng sẽ là một trong các đối tượng nhân lực được săn đón hàng đầu từ phía các Ban Quản lý dự án, các Chủ đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Theo khảo sát thống kê của đại học Kiến trúc Hà Nội những năm gần đây, có hơn 90% sinh viên ngành Kinh tế Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay.  Các bạn có đủ kiến thức  và  năng lực chuyên môn để tự tin làm việc tại các vị trí:

– Môi trường nhà nước: Các bạn có thể  làm việc tại Cơ quan quản lý nhà nước các cấp;  Cơ quan hoạch định chính sách cấp quốc gia, cấp vùng, cấp địa phương; Cơ quan chuyên môn về xây dựng; Các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; Cơ quan kiểm toán; Ngân hàng;…

–  Môi trường tư nhân: Các tổng công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; Công ty tư vấn thiết kế; tư vấn đầu tư lĩnh vực xây dựng;  Công ty đầu tư kinh doanh bất động sản Công ty thi công xây lắp;…

– Tham gia giảng dạy chuyên ngành về Kinh tế xây dựng, Quản lý Xây dựng tại các trường đại học, cao đẳng

– Làm việc tại các viện nghiên cứu các dự án công trình xây dựng.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn học sinh lớp 12, các bậc phụ huynh hiểu hơn về ngành Kinh tế xây dựng, và có định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp.

Tin tức mới nhất