Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 25, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Review ngành Kỹ thuật cơ điện tử – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Xu hướng mới của Công nghệ 4.0

Trong xu hướng hội nhập và phát triển toàn cầu hóa, Cơ điện tử đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì thế, ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và là đích tới của rất nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ và máy móc. Hôm nay, Hocmai.vn sẽ review tất tần tật về ngành này, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử – ĐH Bách khoa Đà Nẵng

1. Khái niệm ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Kỹ thuật cơ điện tử hay còn có tên gọi khác là Cơ điện tử. Đây là một ngành có sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Giải thích đơn giản, bạn có thể hiểu: Các kỹ sư tin học có khả năng tạo ra trí thông minh nhân tạo (AI) nhưng họ lại thiếu kiến thức về cơ khí; trong khi kỹ sư cơ khí lại không thể lập trình khiến cho một cỗ máy trở nên thông minh hơn, còn kỹ sư điện tử có thể kết nối tín hiệu và điều khiển nhưng lại không thể kết nối trí thông minh nhân tạo vào các thiết bị cơ khí. Bởi vậy, để có thể đáp ứng hết các thiếu sót trên, kỹ sư Cơ điện tử đã được ra đời bằng cách phối hợp nền tảng tính chất của các ngành trên lại với nhau.

2. Đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

Tính đến năm 2021, Khoa cơ khí – chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử – ĐH Bách khoa Đà Nẵng được thành lập vừa tròn 20 năm.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử tại DUT được cải tiến, cập nhật, và bổ sung các môn học thường xuyên nhằm đáp ứng phù hợp với xu hướng phát triển của nền  công nghiệp hiện đại. Quy trình giảng dạy được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra (OBE – Outcome Based Education).

Trước đó, DUT đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử theo chương trình 150TC (truyền thống) áp dụng cho các khóa đào tạo trước năm 2018. Nhưng kể từ năm trở đi, DUT áp dụng Chương trình đào tạo 120TC có kết hợp đào tạo theo chuẩn hệ chất lượng cao (CLC).

Một vài điểm mạnh của CTĐT Kỹ thuật Cơ điện tử 120TC so với CTĐT Kỹ thuật Cơ điện tử 150TC:

– Thời gian đào tạo rút ngắn còn 04 năm với 120 tín chỉ – so với CTĐT truyền thống trước đó là 05 năm với 150 tín chỉ;

– Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên các chương trình của các nước tiên tiến trên thế giới đã được kiểm định theo tiêu chuẩn ABET – Đây là một tổ chức kiểm định chất lượng của Hoa Kỳ chuyên kiểm định các chương trình đào tạo trong các lĩnh vực Công nghệ, Điện toán, Kỹ thuật, và Khoa học ứng dụng.

– Sinh viên sẽ tập trung học ngoại ngữ trong 1 học kỳ để đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra. Đồng thời, các bạn sẽ được hỗ trợ 100% lệ phí khi đăng ký thi TOEIC đối với những sinh viên tham gia đầy đủ các buổi học và  thực hiện đúng nội quy khóa học Anh ngữ do DUT tổ chức

– Đối với các sinh viên khó khăn (sinh viên thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, sinh viên mồ côi cha lẫn mẹ, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế) sẽ được hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng tới 100% phục vụ học tập trong thời gian 4 năm học.

– Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có cơ hội nhận nhiều học bổng và các chính sách ưu đãi hỗ trợ học tập; được nhà trường tạo điều kiện tham gia các chương trình trao đổi sinh viên,

– Đặc biệt, sinh viên từ năm 3-4 chuyên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử có học lực Khá trở lên được nhà trường tạo điều kiện tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm các đề tài/dự án của giảng viên và có sự tham gia của doanh nghiệp;

– Cuối cùng, DUT cam kết giới thiệu việc làm cho 100% sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đạt loại Khá trở lên.

Sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ điện tử tại DUT, sẽ được đi kiến tập ngày từ năm nhất đại học, và ở các năm 3-4, các bạn sẽ được thực tập tại các doanh nghiệp. Hàng năm, nhờ sự đầu tư từ Nhà trường và tài trợ của các doanh nghiệp liên kết, sinh viên được thực hành nhiều ở các phòng LAB hiện đại và đã đạt được rất  nhiều giải thưởng  công nghệ – khoa học –  khởi nghiệp. Một trong số các hoạt động tạo nên thương hiệu Cơ khí của DUT là cuộc thi Minirobocon được tổ chức thường niên.

Ngày 11/06/2021, Khoa Cơ khí Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã công bố chính thức đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA – Mạng lưới các trường đại học và các viện giáo dục hàng đầu Đông Nam Á. Chứng nhận AUN-QA đối lần này đối với ngành Kỹ thuật Cơ điện tử – DUT có giá trị từ ngày 30/11/20020 đến ngày 29/11/2025, trong vòng 05 năm.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật cơ điện tử tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng Kỹ thuật cơ điện tử Kỹ thuật cơ điện tử 81527.6524.5527.5686624.4571581923.525.65
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

chất lượng cao

Chất lượng cao
Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm

Theo khảo sát của khoa Cơ khí – ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho thấy sinh viên sau khi tốt nghiệp sau 01 năm đều có mức thu nhập của bằng kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử tăng qua từng năm. Kỹ sư Cơ điện tử có mặt tại hầu hết các doanh nghiệp lớn ở miền Trung nói riêng và nước nói chung, các công ty nước ngoài.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử của DUT, bạn hoàn toàn có khả năng thiết kế các sản phẩm cơ điện tử; ứng dụng và vận hành các sản phẩm cơ điện tử tiên tiến nhất; phát triển và bảo dưỡng, bảo trì trên cơ sở các sản phẩm đã có,… Bởi vậy, sinh viên DUT có thể đảm nhận các vị trí:

Do được đào tạo tổng hợp với các khối kiến thức  từ các ngành học khác nhau như điện tử, cơ khí, công nghệ máy tính… nên các kỹ sư Cơ điện tử tốt nghiệp DUT hoàn toàn phù hợp với các vị trí: thiết kế cơ khí, thiết kế bộ điều khiển trung tâm, thiết kế điện tử, xây dựng chương trình hoạt động thông minh… tại các nhà máy lớn. Một số nhà máy lớn tiêu biểu: Intel, DOOSAN Việt Nam, Ô tô Trường Hải, nhà máy lọc dầu Dung Quất…

Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm, điều khiển thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động,…Đây là một vị trí được tuyển dụng rất nhiều tại các Công ty sản xuất.

Chuyên viên tư vấn công nghệ,  thiết kế kỹ thuật, lập trình kỹ điều khiển, chuyển giao công nghệ và thi công các hệ thống tự và dây chuyền tự  động và bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện- điện tử,…

Nếu bạn đạt đủ trình độ và có kinh nghiệm làm việc từ 3- 5 năm tại vị trí thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ điện tử, bạn có thể đảm nhận vị trí trưởng bộ phận kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật tại các Công ty sản xuất trong lĩnh vực.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử đã, đang và sẽ ngày càng phát triển hơn trong nền kinh tế hiện tại. Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng, và đam mê với máy móc, công nghệ thì đừng ngần ngại lựa chọn ngành học này cho tương lai!

Tin tức mới nhất