Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
Review ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông – Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT) – Cơ hội, thách thức và triển vọng trong tương lai
Những công trình giao thông tiên tiến hiện đại ngày nay có là đam mê và gây hứng thú cho bạn? Nếu bạn yêu thích những công trình giao thông hãy chọn ngay ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
Mục lục
1. Khái quát về ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Ngành học này còn được gọi theo Tiếng Anh là Transport Construction Engineering) – ngành học chuyên về các lĩnh vực thi công, thiết kế, quản lý, khai thác những công trình giao thông nhằm phục vụ đời sống như: đường bộ, đường cao tốc, cầu, đường sắt, sân bay, đường hầm, cảng,,…và các công trình thuộc lĩnh vực xây dựng.
Chương trình đào tạo của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng trang bị cho sinh viên tất cả những kiến thức nền tảng, chuyên sâu chuyên ngành như: thủy lực, trắc địa, kết cấu trong bê tông cốt thép của cầu đường; kiểm định công trình; thiết kế đường ô tô; quy hoạch tuyến, các thiết kế tổng thể của công trình, chỉ đạo thi công và tổ chức các công trường xây dựng, quản lý chất lượng và phân tích kinh tế, khai thác- sửa chữa các công trình giao thông…
Theo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ có khả năng kiểm tra chất lượng công trình, vật liệu, kiểm tra an toàn trong lao động xây dựng và hạch toán kinh tế. Ngoài ra, các bạn còn có kỹ năng trong thiết kế công trình nhằm giải quyết những vấn đề liên quan giao thông như: hệ thống các giao thông thông minh, kẹt xe, tổ chức giao thông cho các vùng đô thị mới.
2. Đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông (trước kia có tên Xây dựng Cầu đường) trực thuộc của khoa Xây dựng Cầu đường được bắt đầu đào tạo từ năm 1986. Cho đến nay, khoa đã có tới xấp xỉ 6000 kỹ sư tốt nghiệp và đang làm việc ở các vị trí khác nhau trong công cuộc xây dựng các hệ thống giao thông trên khắp đất nước. Từ năm 2021, ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông đã tổ chức tuyển sinh không chỉ hệ Đại trà (truyền thống) mà còn hệ Chất lượng cao với số lượng chỉ tiêu tới 105 sinh viên. Hiện nay khoa còn mở rộng tuyển sinh, đào tạo ngành này cả ở trình độ cao hơn là Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Với chương trình đào tạo mang tính tích hợp với hai hình thức là: Đào tạo kỹ sư – học 5 năm – mã ngành là 180TC; Đào tạo cử nhân – học trong 4 năm- mã ngành là 130TC. Chương trình đào tạo hiện nay thiết kế theo hình thức Dự án. Phương pháp học tập này hoàn toàn mới. Khi học theo phương pháp này sinh viên được tập hợp thành các nhóm để chủ động cùng nhau tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề mà giáo viên giao. Trong đó, người thầy là người quản lý các dự án còn học sinh là người thực hiện những dự án đó. Trong suốt quá trình học tập, sinh viên được trau dồi các kỹ năng thiết kế và kỹ năng tổ chức thi công cho những công trình thực tế.
Vào năm năm 2018, ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông của trường đại học Bách khoa Đà Nẵng rất vinh dự là một trong những ngành đầu tiên trên cả nước nhận được chứng nhận đã đạt tiêu chuẩn về kiểm định từ Hiệp hội những trường Đại học ở Đông Nam Á – bộ tiêu chuẩn cùng các quy tắc về chất lượng vô cùng khắt khe và có tiêu chí rõ ràng, cụ thể, tập trung vào đánh giá toàn diện của chương trình đào tạo dựa trên nhiều khía cạnh: khung chương trình, chuẩn đầu ra, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, công tác về đảm bảo chất lượng hay kết nối nhà trường với sinh viên cũng như các doanh nghiệp giúp đảm bảo về chất lượng chương trình đào tạo
3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng (DUT)
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng | Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông | kỹ thuật xây dựng công trình giao thông | 664 | 19.17 | 18 | 19.75 | 657 | 15 | 21 | 16.7 |
Ghi chú | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM | Học bạ | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | Điểm thi TN THPT | Điểm thi TN THPT | Chất lượng cao |
4. Cơ hội việc làm
Sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có cơ hội việc làm vô cùng cao, gần như có tới 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có vị trí việc làm tốt cả trong và ngoài nước, rất nhiều cựu sinh viên của khoa hiện đang giữ các vị trí then chốt ở các cơ quan hay đơn vị thuộc ngành giao thông, xây dựng.
Sau khi sinh viên có trong tay tấm bằng kỹ sư/ cử nhân của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, các bạn có thể làm ở các vị trí sau:
Trở thành các cán bộ quản lý/kỹ thuật/ nghiên cứu, đồng thời có khả năng trong việc phối hợp khảo sát, thi công, thiết kế hay quản lý, nghiên cứu những hạng mục trong lĩnh vực về công trình giao thông;
Các bạn có thể làm chủ nhiệm các đồ án thiết kế hay chỉ huy trưởng của các công trường, thậm chí là trưởng trong các Ban quản lý dự án thuộc lĩnh vực về công trình giao thông;
Làm việc cho các Công ty về tư vấn lập các dự án, thiết kế, khảo sát, thi công và Ban khai thác và quản lý công trình , giao thông, hay làm việc trong các trường Đại học, Viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Làm việc cho các doanh nghiệp (PHÁP, HÀN QUỐC, NHẬT BẢN,…); các tổ chức nước ngoài (IRAQ, WORLD BANK, JICA) có các hoạt động liên quan lĩnh vực xây dựng.
Với những chia sẻ của bài viết, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có lẽ sẽ là một ngành học đang được theo đuổi và đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn tân sinh viên trong tương lai.
- Review trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (DUT): Trung tâm nghiên cứu số 1 về khoa học kỹ thuật miền Trung
- Kỹ thuật xây dựng cầu đường; Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm; Kỹ thuật hạ tầng đô thị - Đại Học Vinh
- Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông - Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
- Kỹ thuật hóa học - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
- Điện tử viễn thông - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng