Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 18, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Nghiên cứu phát triển - Đại Học Hà Nội

Review Ngành Nghiên cứu phát triển tại Đại học Hà Nội (HANU): Ngành học “nhân văn” mới nổi tại Việt Nam

Ngành Nghiên cứu phát triển là một trong những ngành học mới nổi và chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. Tuy nhiên đây lại là ngành học được nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới đưa vào giảng dạy và thu hút được lượng lớn sinh viên theo học. Nắm bắt được xu thế, trường Đại học Hà Nội đã xây dựng Ngành Nghiên cứu phát triển nhằm tạo điều kiện cho những ai muốn theo học.

Ngành Nghiên cứu phát triển là gì

1. Ngành Nghiên cứu phát triển là gì?

Nghiên cứu phát triển là ngành học đào tạo, nghiên cứu đến các vấn đề phát triển bền vững như nghèo đói, xung đột, bất bình đẳng, môi trường sống và biến đổi khí hậu, nhân quyền và xã hội dân sự, cách mạng số và phát triển,…ở các cấp độ địa phương, quốc gia, quốc tế nhằm đưa ra giải pháp khắc phục, tiến đến cuộc sống văn minh và bình đẳng. Những vấn đề tồn động này hiện nay vẫn còn tồn tại ở tất cả các nước dù cho đó là đất nước phát triển hay đang phát triển. Chính vì điều này mà nhu cầu đào tạo và cơ hội việc làm có nhiều tiềm năng.

Sinh viên khi theo học sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng toàn cầu về các vấn đề phát triển từ địa phương đến quốc tế, có thể áp dụng kiến thức đa ngành trong công việc và cuộc sống. 

2. Ngành Nghiên cứu phát triển tại Đại học Hà Nội có gì?

Sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, Đại học hà Nội chính thức mở mới ngành Nghiên cứu phát triển trình độ đại học hệ chính quy và đưa vào tuyển sinh năm 2020.

Ngành học mới tại Đại học Hà Nội

Chương trình đào tạo ngành Nghiên cứu phát triển tiên tiến và cập nhật với thế giới, có sự chọn lọc tỉ mỉ từ các chương trình đào tạo quốc tế của Anh, Úc và Mỹ, đáp ứng xu thế hiện đại và nhu cầu nhân lực mới trong ngành nghiên cứu và phát triển.

Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng của bốn ngành là Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và kiến thức chuyên sâu về các vấn đề phát triển bền vững có liên quan tới các lĩnh vực trên. Các môn học chú trọng thực hành với nhiều hình thức đa dạng nhằm phát huy tinh thần tự học  và tự nghiên cứu của sinh viên.

Nhà trường có sự phối hợp tích cực và có sự cam kết hỗ trợ đào tạo của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và một số cơ quan hay đơn vị nhà nước đảm bảo đầu ra sau khi tốt nghiệp. Sinh viên còn có cơ hội nhận học bổng thạc sỹ và học chuyển tiếp tại các trường đối tác tại Ý, Anh, Trung Quốc, Mỹ,…

Theo học ngành Nghiên cứu phát triển tại ngôi trường chuyên đào tạo về ngoại ngữ, sinh viên sẽ được trau dồi tối đa khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành thành thạo, có năng lực học tập và nghiên cứu làm việc trong môi trường quốc tế đa văn hóa.

Sinh viên sẽ được giảng viên, chuyên gia và doanh nghiệp cùng giảng dạy nhằm tiếp cận song song giữa lý thuyết và thực tiễn. 100% giảng viên đều được đào tạo tại các nước Châu Âu và tham gia tích cực và các chương trình, dự án Nghiên cứu phát triển trong nước và quốc tế. Các giảng viên và chuyên gia thỉnh giảng từ Mỹ, Châu Âu và các cơ quan uy tín trong nước.

3. Điểm chuẩn Ngành Nghiên cứu phát triển

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Hà Nội Nghiên cứu phát triển Nghiên cứu phát triển 32.5532.2233.85
Ghi chú

Tốt nghiệp THPT; Điểm ngoại ngữ x2

TN THPT
DẠY BẰNG TIẾNG ANH

Điểm thi TN THPT

4. Ngành Nghiên cứu phát triển ra trường làm gì?

Trong 4 năm đào tạo về Nghiên cứu phát triển, sinh viên đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường lao động đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phát triển, đặc biệt và kiến thức liên ngành và ngoại ngữ. Do đó, sinh viên sẽ có rất nhiều lựa chọn trong công việc, học tập và nâng cao trình độ bản thân. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như sau:

– Trợ lý dự án, cán bộ dự án chương trình, cán bộ truyền thông đối ngoại, cán bộ gây quỹ, điều phối viên,…tại các cơ quan, tổ chức phát triển như Ngân hàng thế giới, UNDP, IMF, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

– Cán bộ nghiên cứu, cán bộ lập kế hoạch và phát triển thị trường, cán bộ phụ trách trách nhiệm xã hội (CSR), cán bộ quan hệ công chúng/cộng đồng, cán bộ kinh doanh/marketing, cán bộ hành chính,…tại các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước như doanh nghiệp liên doanh, các tập đoàn đa quốc gia, công ty nhà nước, công ty tư nhân,…

– Giảng viên giảng dạy các bộ môn thuộc Nghiên cứu phát triển tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, các tổ chức giáo dục trong lĩnh vực khoa học xã hội và nghiên cứu phát triển.

– Cán bộ nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển, cán bộ quan hệ công chúng, cán bộ đối ngoại, chuyên viên, phóng viên, biên tập, nhà báo,…tại các cơ quan hành chính nhà nước như các Bộ, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí.

Nếu bạn trăn trở với các vấn đề nhức nhối trong xã hội, có trái tim đồng cảm với những người yếu thế và có lòng kiên định trước những thử thách của cuộc sống và muốn mang lại sự thay đổi tích cực cho thế giới này, ngành nghiên cứu phát triển là sự chọn lựa đúng đắn cho sự nghiệp của mình.

Tin tức mới nhất