Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 25, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Xây dựng cầu đường - Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Review chuyên ngành Xây dựng cầu đường Đại học Xây Dựng (NUCE): Xây dựng huyết mạch cho nền kinh tế hiện đại!

Bạn muốn trở thành Kỹ sư xây dựng cầu đường nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Chuyên ngành Xây dựng cầu đường của Đại học Xây dựng chính là nơi khởi đầu lý tưởng dành cho bạn đấy! Hôm nay, hãy cùng Hocmai.vn review chi tiết về chuyên ngành này nhé!

Tìm hiểu chuyên ngành Xây dựng cầu đường Đại học Xây dựng

1. Chuyên ngành Xây dựng cầu đường là gì?

Các nhà kinh tế học từng ví rằng, nếu nền kinh tế được ví như cơ thể sống thì hệ thống công trình giao thông vận tải, đặc biệt hệ thống cầu đường trong giao thông đường bộ được coi là các huyết mạch. Và hoạt động vận tải là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó. Chính vì vậy, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, mà đặc biệt là các công trình cầu và đường thỏa mãn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, đồng thời góp phần cho sự phát triển bền vững của toàn bộ các lĩnh vực trong nền kinh tế xã hội .

Chuyên ngành xây dựng cầu đường nghiên cứu về thiết kế, thi công, khai thác và quản lý các công trình giao thông phục vụ cho nền kinh tế và đời sống xã hội. Theo học ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên sâu như: cơ học cơ sở, vẽ kỹ thuật, kết cấu thép, thiết kế đường ô tô, cầu thép; khai thác và sửa chữa công trình giao thông; thi công, kiểm định dự án; kiểm tra an toàn lao động;… Song song với đó là rèn luyện các kỹ năng để đáp ứng công việc trình bày và thi công dự án thực tế như: kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, phân tích thống kê, thuyết trình,…

2. Chuyên ngành Xây Dựng cầu đường của Đại học Xây dựng có gì đặc biệt?

Với lịch sử thành lập hơn 60 năm, chuyên ngành Xây dựng cầu đường thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông của Đại học Xây Dựng được coi là cái nôi đào tạo cung cấp nguồn nhân sự cao cấp. Khi theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được hưởng môi trường giáo dục hiện đại, thân thiện với đội ngũ giảng viên uy tín và vô cùng tận tâm.

Thời gian đào tạo sẽ từ 4,5 năm đến 5 năm theo hình thức tín chỉ. Năm thứ nhất và thứ hai, bạn chủ yếu học các môn đại cương và các môn cơ sở ngành. Trong năm thứ ba, học các môn chung của ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Và thời gian học còn lại, bạn sẽ học các môn chuyên sâu về Hầm và Cầu, đồng thời làm đồ án tốt nghiệp.

Nội dung đào tạo như sau:

Ngoài hệ đào tạo chuẩn, đại học Xây Dựng còn tổ chức lớp CDE đào tạo bằng tiếng Anh, lựa chọn từ những bạn sinh viên trúng tuyển khoa Cầu đường với điểm cao. Về cơ bản thì lớp CDE cũng tương tự như các lớp thông thường nhưng bạn sẽ được học tăng cường tiếng Anh trong hai năm đầu, các năm con lại sẽ được học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nội dung đào tạo của lớp CDE như sau:

Khi tốt nghiệp chuyên ngành cầu đường, bạn sẽ được cấp bằng Kỹ sư cầu đường có đủ năng lực đảm nhiệm các công việc chuyên môn: quy hoạch, thiết kế  và quản lý hệ thống công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị; thiết kế và xây dựng hệ thống công trình đường ô tô bao gồm cả hệ thống đường đô thị và đường cao tốc; quy hoạch thiết kế và xây dựng cảng hàng không sân bay; thiết kế và xây dựng các công trình cầu và công trình ngầm; nghiên cứu khoa học, giảng dạy đào tạo.

Cuộc sống sinh viên chuyên ngành Xây dựng cầu đường trường Đại học Xây dựng luôn tràn ngập không khí sôi động đam mê và nhiệt huyết. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về kết cấu, tải trọng, ứng xử của nền móng dưới tác động của công trình; về phương thức xử lý nền đất yếu, các kỹ thuật khảo sát, thiết kế và thi công,… sinh viên cầu đường còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng các thầy cô, giao lưu với các doanh nghiệp nhằm trau dồi các kiến thức và kinh nghiệm thực tế.

Sinh viên có nhiều cơ hội được đi tham quan thực tế

Chuyên ngành Xây dựng cầu đường là một trong những chuyên ngành có phong trào sinh viên mạnh nhất của trường Đại học Xây dựng, có nhiều đóng góp cho các thành tích văn hóa, văn nghệ thể thao, học tập và nghiên cứu khoa học của trường như giải bóng đá Futsal, thi Olympic, thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc, giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học của bộ giáo dục và đào tạo, hội trại sinh viên xuất sắc,…

Nhiều hoạt động sôi nổi bên ngoài giờ học

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Xây dựng cầu đường Đại học Xây Dựng

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Xây Dựng Hà Nội Xây dựng cầu đường Xây dựng cầu đường 24.621850161417.25
Ghi chú

CN: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông; Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Đánh giá tư duy

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Xây dựng cầu đường

Sau khi học xong chuyên ngành Xây dựng cầu đường, bạn có thể đảm nhận rất nhiều vị trí công việc khác nhau. Chẳng hạn như chuyên viên quản lý ở các cơ quan Nhà nước thuộc Sở giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải; các cơ quan quản lý dự án về giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng; các trung tâm quản lý điều hành giao thông; cơ quan quản lý hoạt động giao thông vận tải; phòng quản lý địa chính và phòng quản lý giao thông tại các quận, huyện; Cục quản lý đường bộ; các doanh nghiệp dịch vụ quản lý khai thác đường cao tốc, các công trình BOT giao thông),…

Với những bạn có bằng kỹ sư, có thể làm kỹ sư thiết kế, giám sát trong các công ty xây dựng cầu đường nói chung và xây dựng các cơ sở hạ tầng nói riêng; Làm kỹ sư thiết kế – giám sát – thi công, chỉ huy công trường, quản lý thi công ở các lĩnh vực quan trọng như thiết kế, quy hoạch, quản lý và khai thác các công trình cầu – đường – hầm hoặc hệ thống giao thông vận tải.

Nếu bạn đam mê nghiên cứu và giảng dạy, có thể làm giảng viên và chuyên viên nghiên cứu cho các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và lĩnh vực giao thông.

Hãy lựa chọn chuyên ngành Xây dựng cầu đường của Đại học Xây dựng để trở thành kỹ sư cầu đường tham gia vào các công trình xây dựng hạ tầng giao thông góp phần xây dựng đất nước chúng ta trở nên giàu đẹp hơn nhé!

Tin tức mới nhất