Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | October 3, 2024

Scroll to top

Top

Review Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Nơi “xuất thân” của nhiều nhà lãnh đạo tài ba

Trực thuộc Bộ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao được coi là cơ sở hàng đầu Việt Nam về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của đất nước. Để giúp các bạn đang “nhen nhóm” ý định theo học ngôi trường danh giá này có nhiều thông tin hơn để lựa chọn ngôi trường mà mình sẽ theo học trong tương lai, bài viết dưới đây sẽ review “tất tần tật” về Học viện Ngoại giao các bạn có thể tham khảo nhé!

Học viện Ngoại giao Việt Nam

1. Giới thiệu về Học viện Ngoại giao Việt Nam

Học viện Ngoại giao Việt Nam có tên tiếng Anh là Diplomatic Academy of Vietnam (viết tắt là DAV). Đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo các chuyên ngành về ngoại giao.

Trường hiện đang có vị trí nằm tại số 69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Website: https://www.dav.edu.vn/

Năm 1959, Học viện Ngoại giao được thành lập với tên ban đầu là Trường Ngoại giao do Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập. Đến năm 1960, Trường sáp nhập vào Trường Đại học Kinh tế – Tài chính và trở thành Khoa Quan hệ Quốc tế. 3 năm sau, Khoa Quan hệ Quốc tế tách ra để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương. Đến năm 1967, Trường tách thành Trường Đại học Ngoại giao và Trường Đại học Ngoại thương. Sau khi tiếp tục sáp nhập vào Viện Quan hệ Quốc tế vào năm 1977 thì đến năm 1992, Trường đổi tên thành Học viện Quan hệ Quốc tế. Trường chính thức lấy tên là Học viện Ngoại giao vào năm 2008 và giữ nguyên cho đến hiện tại.

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Học viện Ngoại giao đã được khen tặng rất nhiều danh hiệu thi đua danh giá như: Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1994), Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 1999), Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2004), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2009), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2019).

Với 6 chương trình đào tạo, số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế nhiều nhất Việt Nam, điểm xét tuyển ngành Quan hệ Quốc tế thuộc top cao nhất tại Việt Nam từ trước đến nay, tấm bằng đại học của sinh viên Học viện Ngoại giao cực kỳ có giá trị khi đi xin việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là lý do khiến Học viện Ngoại giao trở ngôi trường được nhiều bạn trẻ “mơ ước” theo học. Đặc biệt, để có thể theo học tại đây thì thí sinh đều cần có khả năng tiếng Anh tốt.

2. Khám phá cơ sở vật chất “đẳng cấp” của DAV

Để đảm ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của sinh viên, học viên, giảng viên cũng như chất lượng đào tạo, Học viện Ngoại giao đã và đang từng bước đầu tư nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước.

Gần đây nhất, năm 2021, Trường đã hoàn thiện dự án Tòa nhà Giảng đường mới bao gồm Nhà giảng đường đa năng có diện tích 2040 m2, quy mô 7 tầng nổi và 1 tầng hầm và được chia làm 3 phân khu chính là khu học tập, khu làm việc và khu hội thảo.

Tòa nhà Giảng đường mới “hoành tráng” của Học viện Ngoại giao

Bên cạnh đó, Tòa nhà Thư viện 5 tầng của Học viện cũng được cải tạo lại mặt ngoài để đồng bộ kiến trúc với Tòa nhà Giảng đường mới. Một số phòng chức năng, phòng học của trường cũng đã được trang bị thêm rất nhiều tài liệu, sách và thiết bị học tập hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, học viên.

Thư viện của Học viện Ngoại giao

3. Các ngành đào tạo của DAV

Học viện Ngoại giao đào tạo các ngành rất đa dạng, nhưng nhìn chung những ngành này đều liên quan đến vấn đề ngoại giao. Một số ngành nổi bật có thể kể đến của Học viện Ngoại giao là ngành Quan hệ quốc tế, ngành Kinh tế quốc tế, ngành Luật quốc tế, ngành Truyền thông quốc tế, ngành Ngôn ngữ Anh.

Review chi tiết các ngành đào tạo của DAV:

STT Ngành đào tạo
1
Quan hệ quốc tế (International Relations)
2
Kinh tế quốc tế (International Economic)
3 Luật Quốc tế (International Law)
4
Truyền thông Quốc tế (International Communication)
5
Kinh doanh Quốc tế (International Business)
6

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên DAV sau khi tốt nghiệp

Tùy vào ngành học mà sinh viên theo học thì cơ hội nghề nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Đặc biệt nếu theo học những ngành “hot” như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế thì việc tìm kiếm một công việc sau khi tốt nghiệp không quá khó khăn.

Tuy nhiên, không phải cứ học Ngoại giao là các bạn phải làm trong Bộ ngoại giao hoặc những tổ chức phi chính phủ. Thay vào đó, các bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty nước ngoài,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc như:

  • – Làm luật sư trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
  • – Làm phiên dịch viên hoặc hướng dẫn viên du lịch;
  • – Làm cán bộ đối ngoại, ngoại giao tại Đại sứ quán, bộ ngoại giao Việt Nam;
  • – Làm người dẫn chương trình (MC) truyền hình hoặc song ngữ, phóng viên, biên tập viên, bình luận viên,…
  • – Bạn cũng có thể làm các công việc liên quan đến các ngành kinh tế như kế toán, kinh doanh, marketing, xuất nhập khẩu;
  • – Nếu yêu thích công việc giảng dạy thì bạn cũng có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học.

5. Học phí của DAV (update đến năm 2021)

Mức học phí dự kiến năm học 2021-2022 của chương trình Tiêu chuẩn tại Học viện Ngoại giao là 1.900.000 đồng/sinh viên/tháng (tương đương với 19.000.000 đồng/sinh viên/năm học).

Đối với chương trình Chất lượng cao năm học 2021-2022, mức học phí dự kiến là 3.950.000 đồng/sinh viên/tháng đối với ngành Luật quốc tế, Quan hệ quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế và Kinh tế quốc tế; riêng ngành Ngôn ngữ Anh là 4.150.000 đồng/sinh viên/tháng.

6. Gương mặt tiêu biểu

Không phải ngẫu nhiên mà Học viện Ngoại giao được gọi là nơi “xuất thân” của nhiều nhà lãnh đạo tài ba. Thực tế qua nhiều thế hệ đào tạo, đã có rất nhiều sinh viên ngoại giao thành công ở đa ngành đa nghề, trong đó phải kể đến những cựu sinh viên công tác trong lĩnh vực đối ngoại và hiện đang nắm giữ nhiều trọng trách của đất nước:

Ủy viên Bộ Chính Trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước CHXHCNVN, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh là cựu sinh viên khóa 1977-1981 trường Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao Việt Nam).

Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các gương mặt tiêu biểu như Ủy viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, bộ trưởng bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền thứ sáu của nước CHXHCNVN tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện quốc gia Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Đình Quý.

Bên cạnh những gương mặt tiêu biểu ở lĩnh vực đối ngoại, Học viện Ngoại giao cũng là nơi xuất thân của rất nhiều người thành công và nhân vật nổi tiếng ở các lĩnh vực khác từ truyền hình đến tài chính kinh tế. Một số gương mặt tiêu biểu có thể kể đến như: Người dẫn chương trình, nữ diễn viên truyền hình kiêm người mẫu ảnh Việt Nam Thanh Vân Hugo; Nữ ca sĩ Uyên Linh; Diễn viên Mai Thu Huyền; Hoa khôi ứng xử Imiss Thăng Long 2010 Ngụy Hải An; hay “hot girl 7 thứ tiếng” Khánh Vy với khả năng ngoại ngữ đáng ngưỡng mộ.

Hay mới nổi đình nổi đám gần đây là Rufino Aybar – anh chàng “Tây ba lô” với những video giải trí có phần “xéo sắc” trên tiktok vừa tốt nghiệp khoa Luật quốc tế của Học viện Ngoại giao với vị trí thủ khoa.

Người dẫn chương trình, nữ diễn viên truyền hình kiêm người mẫu ảnh Việt Nam Thanh Vân Hugo

Trên đây, bài viết “Review Trường Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV): Nơi “xuất thân” của nhiều nhà lãnh đạo tài ba” đã gửi đến bạn những thông tin về Học viện Ngoại giao Việt Nam. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn ngôi trường đại học mơ ước của mình.

Tin tức mới nhất