Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | November 21, 2024

Scroll to top

Top

Thí sinh gặp bất lợi trước “ma trận” phương thức tuyển sinh

Mùa tuyển sinh đại học năm 2022, theo thống kê đã có đến 20 phương thức xét tuyển. Điều này khiến thí sinh hoang mang, không biết phải lựa chọn phương thức nào phù hợp với năng lực bản thân để xét tuyển.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ Giáo dục & Đào tạo) cho biết, sự đa dạng các phương thức xét tuyển phần nào gây khó khăn cho thí sinh trong việc lựa chọn các phương thức xét tuyển. Hiện nay có khoảng 20 phương thức, tuy nhiên chỉ tiêu vẫn được tập trung chủ yếu vào phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng…

Danh sách 20 phương thức như sau:

STT Tên phương thức
1 Xét điểm thi tốt nghiệp THPT
2 Xét học bạ
3 Xét tuyển thẳng (theo đề án các trường)
4 Xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL do đơn vị khác tổ chức
5 Xét tuyển bằng bài thi năng khiếu do trường tổ chức
6 Xét tuyển bằng phương thức khác
7 Xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ
8 Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài
9 Xét tuyển chứng chỉ quốc tế kết hợp điểm học bạ
10 Xét tuyển chứng chỉ quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT
11 Xét tuyển kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án của trường và các phương thức khác
12 Xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực do trường tự tổ chức
13 Xét tuyển chứng chỉ quốc tế (không kết hợp với phương thức khác)
14 Xét tuyển kết hợp học bạ và phỏng vấn
15 Xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và kết quả phỏng vấn
16 Xét tuyển bằng kết quả thi văn hóa (do trường khác tổ chức)
17 Xét tuyển bằng kết quả thi văn hóa (do trường tự tổ chức)
18 Xét tuyển thông qua phỏng vấn

Xem chi tiết: Phương thức tuyển sinh là gì? Các phương thức xét tuyển được sử dụng trong kỳ tuyển sinh 2022

Theo tính hình tuyển sinh các năm trước, có thực trạng nhiều trường đai học tuyển sinh không đúng với chỉ tiêu đã công bố trước đó, điều này dẫn đến sự thiếu công bằng với thí sinh, gây ảnh hưởng không tốt, dư luận xã hội xôn xao. Như năm 2021, điểm thi tốt nghiệp THPT cao bất thường khiến cho có không ít thí sinh đạt điểm 30 vẫn trượt đại học. Nhiều trường có tăng – giảm chỉ tiêu, thay đổi tổ hợp xét tuyển nhưng không có căn cứ cụ thể để giải trình, điều này khiến xã hội có nhiều băn khoăn, không đồng tình.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ cho các trường đại học. Các trường được tự do hơn trong việc xét tuyển, sử dụng các phương thức tuyển sinh để phù hợp với yêu cầu đầu đào tạo. Tuy nhiên, các trường vẫn chưa có sự đảm bảo công bằng giữa các thí sinh, vẫn có tình trạng nhập học sớm mà không cập nhật dữ liệu lên hệ thống chung. Dẫn đến hiện tượng một thí sinh trúng tuyển nhiều trường.

Trước tình hình đó, bà Thủy đề nghị trong đợt tuyển sinh 2022, các trường đại học cần giữ ổn định, tránh gây xôn xao cho dự luận, ảnh hưởng đến việc ôn tập của thí sinh:

+ Nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ bớt các phương thức xét tuyển đang sử dụng cần có lộ trình giảm. VD: Không được giảm quá 30% tổng chỉ tiêu mỗi năm;

+ Phân tích rủi ro và đưa ra phương án giải quyết nếu có phát sinh trong quá trình tuyển sinh.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, các trường đại học không nên chạy đua, sử dụng quá nhiều phương thức, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn sử dụng thêm phương thức tuyển sinh. Ông Sơn nói: “Không nên thêm quá nhiều phương thức thi. Khi tất cả các trường đưa thêm nhiều phương thức tuyển sinh, cuối cùng vẫn chỉ chọn trong từng đó thí sinh, do đó không hẳn các trường sẽ có lợi trong việc này”.

(Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Tin tức mới nhất