Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | January 14, 2025

Scroll to top

Top

Tuyển sinh 2023: Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo Đánh giá tư duy năm 2023

Sáng ngày 27/12/2022, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu về “Kỳ thi Đánh giá tư duy thực hiện từ năm 2023 và giai đoạn tiếp theo”.

Trong mùa tuyển sinh năm 2023, HOCMAI tự hào là 1 trong 2 đối tác chiến lược đồng hành cùng Kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa (ĐGTD). Tại buổi Hội thảo HOCMAI sẽ tham gia tham luận với chủ đề  “Hỗ trợ học tập và ôn thi Kỳ thi đánh giá tư duy trên các nền tảng số”

1.Nội dung Hội thảo:

Với sự tham gia của Ban tổ chức Đại học Bách khoa Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội, Đại biểu từ các Trường ĐH, các Sở GD&ĐT, các trường THPT tại khu vực phía Bắc, khách mời, truyền thông báo chí, buổi Hội thảo diễn ra hướng đến mục tiêu chia sẻ thông tin về cấu trúc và nội dung bài thi Đánh giá tư duy đến với các trường THPT, phụ huynh và học sinh.

Buổi Hội thảo diễn ra với nội dung như sau:

9h00: Khai mạc hội thảo

9h15: Giới thiệu chung về Kỳ thi Đánh giá tư duy thực hiện từ năm 2023

9h35: Khung kỹ thuật đề thi Đánh giá tư duy phục vụ tuyển sinh đại học từ năm 2023

9h50: Hệ thống hỗ trợ ôn thi ĐGTD trên các nền tảng số của Học mãi

10h30: Tham luận đại diện trường ĐH

10h40: Tham luận đại diện trường THPT

11h30: Bế mạc hội thảo

2. Công bố mới nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội về kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023

*Phổ điểm Kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022

Tại buổi Hội thảo, Phó trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách Khoa Hà Nội – Vũ Duy Hải đánh giá về phổ điểm Kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022.

Xem ngay Phổ điểm thi Đánh giá tư duy năm 2022 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

*Những điều chỉnh cấu trúc bài thi

Theo đó, Ông Hải cũng chia sẻ về những điều chỉnh cấu trúc và nội dung kỳ thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 như sau:

Tổng thời gian thi: 150 phút

Gồm 3 phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy đọc hiểu (30 phút), Tư duy giải quyết vấn đề (60 phút)

Hình thức: Trắc nghiệm

– Đối với phần thi Toán học: Học sinh sẽ thi trắc nghiệm trong vòng 60 phút với bài thi có thể đánh giá được sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh bằng các kiến thức của chương trình Toán học lớp 11, 12 và một phạm vi nhỏ kiến thức số học. Hệ thống kiến thức sẽ bao gồm: Số học; Đại số; Hàm số; Hình học; Thống kê và xác suất. Đây là phần thi sẽ nhấn mạnh vào khả năng tư duy định lượng và áp dụng tính toán hoặc ghi nhớ công thức. Đây là phần thi quan trọng cho các khối ngành khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.

– Đối với phần Tư duy học điểu: Đây là phần thi chiếm thời lượng 30 phút với hình thức trắc nghiệm. Phần thi này đòi hỏi học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ các văn bản khoa học, văn bản văn học, văn bản báo chí,…nhằm đo lường, đánh giá được khả năng đọc nhanh và hiểu đúng của học sinh. Các câu hỏi ở phần thi Tư duy đọc hiểu sẽ yêu cầu học sinh phải sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định được các ý chính, định vị và giải thích được các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả, xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh; việc khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích các đòi hỏi và bằng chứng trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan. Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú liên quan tới những chủ đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.

– Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: Với 60 phút, học sinh sẽ được đánh giá khả năng đo lường, giải thích, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề cần thiết trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Phần thi này bao gồm 3 mức độ: Tư duy tái hiện (Khả năng nhớ lại kiến thức và thực hiện tư duy theo đúng quy trình), Tư duy suy luận (Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, phân tích và tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện) và Tư duy bậc cao (Thiết lập và thực hiện các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng). Phần thi này sẽ đánh giá được khả năng tính toán, phân tích dữ liệu, chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin cung cấp. Ngoài ra, học sinh cũng có thể thiết lập và thực hiện được các mô hình tương đương, suy luận và lựa chọn được kết quả tối ưu.

Xem chi tiết thay đổi trong đề thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023 TẠI ĐÂY

Cấu trúc bài thi Đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023

*Câu hỏi minh họa đề thi ĐGTD 2023

Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố Câu hỏi minh họa đề thi ĐGTD 2023. Các kỹ năng cần thiết để giải quyết câu hỏi mẫu bao gồm:

– Kỹ năng xử lý thông tin

– Kỹ năng liên kết thông tin và suy luận

– Kỹ năng so sánh phân tích

Một số câu hỏi minh họa kỳ thi ĐGTD 2023

Một số câu hỏi minh họa kỳ thi ĐGTD 2023

Một số câu hỏi minh họa kỳ thi ĐGTD 2023

*Định hướng đề thi năm 2023

Trong Hội thảo nêu rõ về định hướng đề thi năm 2023 như sau:

Hình thức: 1 bài thi đánh giá tư duy, theo hình thức trắc nghiệm khách quan, với các kiểu câu hỏi: Nhiều lựa chọn; Đúng/sai; Kéo thả; Trả lời ngắn.

Thời gian: 150 phút (1 buổi thi)

Tổng điểm bài thi: 100 điểm

+ Tư duy Toán học: thời lượng: 60 phút; 40 điểm

+ Tư duy đọc hiểu: thời lượng: 30 phút; 20 điểm

+ Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: thời lượng 60 phút; 40 điểm

Theo đại diện Viện Khoa học GD nhận định, hiện nay xu hướng vận động của các trung tâm khảo thí trên thế giới thường tập trung tìm kiếm các học sinh có kỹ năng tư duy hơn là chỉ thành thạo kiến thức. Chính vì vậy, bài thi ĐGTD của ĐHBK Hà Nội sẽ tập trung vào việc đánh giá tư duy, suy luận của học sinh để có thể tìm kiếm ra những ứng viên có kĩ năng tư duy phù hợp cho việc học ở đại học và thành công ở tương lai ứng với các lĩnh vực ngành nghề: công nghệ, khoa học kĩ thuật, kinh tế, y, dược.

*Các mốc thời gian triển khai kỳ thi

Thời gian Hoạt động
T1/2023 Công bố bộ ví dụ minh họa về câu hỏi thi
T2/2023 Thử nghiệm bộ câu hỏi thi
T3/2023 Công bố đề thi mẫu và đăng ký thi thử
T4/2023 Thi thử online và đăng ký dự thi
T5/2023 Thi chính thức đợt 1
T6/2023 Thi chính thức đợt 2
T7/2023 (sau kỳ thi TN THPT) Thi chính thức đợt 3
T8/2023 Cung cấp dữ liệu kết quả thi cho các đơn vị xét tuyển

Năm 2023 sẽ là năm đầu tiên bài thi ĐGTD của ĐHBK HN tổ chức trên máy tính. Do đó, nhà trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị giáo dục để có thể đưa ra các phương án hỗ trợ cho thí sinh trong việc thi thử và ôn tập trên nền tảng số.

Theo Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, trường dự kiến năm 2023 dành hơn 50% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi đánh giá tư duy.

3. HOCMAI trình bày về Hệ thống hỗ trợ ôn thi ĐGTD ĐHBK

Năm 2023, HOCMAI là một trong 2 đơn vị đồng hành chiến lược trong kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội với nhiệm vụ Hỗ trợ học tập và ôn thi Kỳ thi Đánh giá tư duy trên các nền tảng số.

Lý do ĐH Bách Khoa Hà Nội lựa chọn HOCMAI là một trong 2 đơn vị đồng hành chiến lược trong kỳ thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội trong kỳ tuyển sinh 2023 năm nay đó là HOCMAI là nền tảng học tập số, có thể tạo điều kiện cho các bạn học sinh ở bất kỳ đâu, từ thành phố đến các vùng sâu vùng xa, xa xôi có thể tiếp cận được các phương án, các thông tin hỗ trợ ôn tập chuẩn cho kỳ thi ĐGTD. 

Tại buổi Hội thảo HOCMAI có chia sẻ về việc định hướng học tập của học sinh hiện nay đang gặp phải 3 vấn đề chính:

– Thiếu thông tin: Do có quá nhiều luồng thông tin và không biết đâu là thông tin chính xác đã được xác thực để cập nhật.

– Thiếu định hướng: Nhiều học sinh gặp khó khăn, bối rối trong việc chọn ngành, chọn trường, chọn kì thi nào và không biết nên học tập, ôn thi làm sao để đạt hiệu quả.

– Thiếu người đồng hành: Học sinh có thông tin nhưng không thực sự hiểu rõ được thông tin; Cần có người tư vấn và hỗ trợ để có thể yên tâm học tập. 

Vậy nên, để học sinh cuối cấp có thể ôn tập và luyện thi hiệu quả, công bằng học sinh cần:

– Được cung cấp thông tin: Học sinh cần được tiếp cận đúng, đủ và kịp thời về các thông tin kì thi và cơ hội

– Được hỗ trợ định hướng: Học sinh cần được tư vấn để hiểu rõ, hiểu đủ để ra những quyết định, lựa chọn đúng đắn cho tương lai

– Được đồng hành học tập: Học sinh cần được định hướng học tập rõ ràng (Phạm vi kiến thức, mức độ, dạng thức,…) để biết cần phải làm gì, phấn đấu bằng cách nào.

Vì vậy, HOCMAI đã đề xuất 3 hoạt động đồng hành chính cùng kì thi ĐGTD đều đã nhận được sự đồng thuận từ ĐHBK HN, bao gồm:

– Lan tỏa thông tin: Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời tới phụ huynh, học sinh: bối cảnh, xu hướng đến các cơ hội tiềm năng và chi tiết thông tin về kì thi.

– Góp phần định hướng: Góp phần tư vấn và định hướng cho học sinh về việc chọn ngành, chọn trường, chọn kì thi phù hợp với mục tiêu và năng lực của bản thân.

– Đồng hành giải đáp: Hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc về thông tin kì thi ĐGTD thông qua hàng loạt sự kiện tư vấn & Cổng hỏi đáp 24/7.

Để làm được những điều trênHOCMAI triển khai các hoạt động hỗ trợ ôn tập trước kì thi ĐGTD ĐHBK Hà Nội bao gồm:

– Đa dạng hình thức học tập giúp học sinh có nhiều cơ hội lựa chọn hoặc kết hợp hình thức học tập và ôn luyện phù hợp với năng lực của bản thân.

– Đội ngũ giáo viên: Học sinh được dẫn dắt tận tâm bởi đội ngũ giáo viên giàu chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ học tập và ôn luyện cho các kì thi lớn.

– Chu trình học tập: Với phương pháp đào tạo chuẩn và chu trình học 06 bước khép kín, HOCMAI nói không với việc học tủ, học lệch, mà sẽ cung cấp cho học sinh kiến thức và tư duy toàn diện.

4. Tham luận đại diện trường THPT

Tại Hội thảo, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền tham luận:

– Về phần Tư duy đọc hiểu: Nên bổ sung thêm phần văn bản chính luận để có thể đánh giá được khả năng tư duy lập luận và nhìn nhận các vấn đề xã hội của học sinh.

– Có một số kỹ năng trong yêu cầu kiểm tra khá xa lạ với học sinh hiện nay. Do đó, ĐH Bách Khoa Hà Nội nên khái quát hóa những kỹ năng này để học sinh có thể nắm được và hiểu rõ, từ đó, có thể có các phương án ôn tập hiệu quả.

– Số lượng câu hỏi vận dụng cần tăng lên để có thể phân loại được học sinh một cách rõ ràng nhất.

– Về phần Tư duy khoa học/Giải quyết vấn đề: ĐHBK Hà Nội nên có ma trận mô tả chi tiết hơn để học sinh có định hướng ôn tập cụ thể.

– Ngoài ra, hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền cũng đề xuất các ý kiến như sau:

+ Công khai nội dung thi và phạm vi kiến thức ở các phần

+ Công khai đáp án để học sinh thi sau rút kinh nghiệm

+ Tính ổn định của kỳ thi đến năm nào

+ Sớm công bố danh sách các trường sử dụng kết quả kỳ thi ĐGTD

+ Dự kiến tổ chức kỳ thi ĐGTD ở các tỉnh thành nào

+ Xác nhận có cộng điểm cho học sinh có chứng chỉ quốc tế vào bài thi ĐGTD hay không?

+ Cân nhắc phương án bổ sung phần tự chọn trong phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề.

Trước những tham luận của các đơn vị giáo dục, đại diện các trường THPT. PGS. Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa chủ trì phần thảo luận cho hay, động lực khiến Đại học Bách Khoa vẫn tiếp tục kiên trì với kì thi ĐGTD là bởi các thí sinh được nhận vào Bách Khoa năm vừa qua thông qua phương thức xét tuyển bằng bài thi ĐGTD có năng lực học tập rất tốt. Ngoài ra, ĐH cũng đã có cơ sở hạ tầng phát triển hơn, giúp việc nghiên cứu các kì thi ĐGTD trên thế giới hiệu quả hơn.

Về kì thi ĐGTD:

– Thang điểm 100 giúp đánh giá kỹ năng tư duy của HS tốt hơn, quy đổi sang thang 30 là vấn đề về kỹ thuật

– Môn Ngoại ngữ sẽ không đưa vào bài thi ĐGTD mà ĐHBK sẽ có điểm cộng cho các thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ

– Kì thi ĐGTD sẽ không có câu hỏi tự chọn

– Kì thi ĐGTD sẽ được diễn ra ở Hà Nội vào tháng 5,6 trước, miền Trung dự kiến sẽ tổ chức trong tháng 7.

– Về việc hoàn thành xây dựng ngân hàng đề thi chuẩn hóa cho kì thi ĐGTD, ĐHBK dự kiến đến năm 2027 sẽ hoàn thành với sự nỗ lực hết sức để có thể đóng góp cho ngành giáo dục cũng như xã hội.

5. Hỏi & đáp

Tại hội thảo, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú (Hoàn Kiếm – Hà Nội) đã có câu hỏi dành cho Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Hỏi: Về việc ĐHBK đã mời một số thầy cô thuộc các trường THPT là giáo viên giỏi để có thể cộng tác, tham gia biên soạn đề thi ĐGTD. Tuy nhiên, các thầy cô ở trường THPT vẫn còn thiên về việc giảng dạy kiến thức môn và kiểm tra nội dung tiêu chuẩn thì liệu có phù hợp với tính chất của đề thi ĐGTD hay không?

Trả lời: Việc lựa chọn giáo viên để biên soạn đề thi ĐGTD được thực hiện rất kỹ lưỡng, các thầy cô phải vượt qua được kì thi chuẩn hóa cũng như tập huấn của ĐHBK thì mới có thể được tham gia vào việc làm đề cho kì thi này.

(Nguồn: HỌC MÃI)

Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp ôn luyện kỳ thi riêng toàn diện giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào những trường đại học TOP đầu.

>> NHẬN NGAY GIẢI PHÁP PAT LUYỆN ĐỀ CẤP TỐC CHO KỲ THI ĐGNL TẠI ĐÂY <<

Tin tức mới nhất