Trắc nghiệm nghề nghiệp là gì? Đối tượng nào cần làm trắc nghiệm nghề nghiệp?
Các bài trắc nghiệm nghề nghiệp ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hướng nghiệp, tuyển dụng… và thậm chí được nhiều nhân vật nổi tiếng thực hiện. Vậy trắc nghiệm nghề nghiệp là gì, ai nên thực hiện các bài trắc nghiệm nghề nghiệp này?
Mục lục
1. Trắc nghiệm nghề nghiệp là gì?
Trắc nghiệm nghề nghiệp là bài test gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các chủ đề liên quan với chuyên môn khối ngành nghề, tính cách, cuộc sống giúp định hướng nghề nghiệp tương lai. Bài test sẽ cho ra kết quả là các đặc điểm chính của người làm bài test tại thời điểm hiện tại, có thể là điểm mạnh điểm yếu hoặc sở thích. Điều này sẽ giúp bạn có được định hướng rõ ràng về nghề nghiệp thực sự phù hợp với đặc điểm tính cách.
Các câu hỏi trong trắc nghiệm nghề nghiệp đều được biên soạn bởi chuyên gia tâm lý giúp đưa ra kết quả chính xác nhất dựa trên đặc điểm tính cách của bạn. Với những người đang mông lung chưa xác định được ngành nghề yêu thích thì đây sẽ là một gợi ý đáng tin cậy giúp bạn có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với tính cách.
>>THỰC HIỆN TRẮC NGHIỆM NGHỀ NGHIỆP HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY<<
2. Đối tượng nào cần làm trắc nghiệm nghề nghiệp?
Bất kỳ ai đang có mong muốn tìm ra hướng đi về nghề nghiệp tương lai đều có thể thực hiện trắc nghiệm nghề nghiệp để có căn cứ vững chắc hơn. Trong bối cảnh nền giáo dục đang quan tâm nhiều hơn đến vấn đề hướng nghiệp thì học sinh, sinh viên nên có được định hướng nghề nghiệp càng sớm càng tốt. Và trắc nghiệm nghề nghiệp là một trong những gợi ý phù hợp.
Ngoài ra, những người đang đi làm cũng có thể thực hiện bài test này nếu đang cảm thấy không thật sự phù hợp với công việc hiện tại hoặc hiểu rõ hơn về đặc điểm tính cách ngành nghề.
3. Một số bài trắc nghiệm tính cách phổ biến hiện nay
3.1 Trắc nghiệm tính cách MBTI
MBTI là viết tắt của Myers-Briggs Type Indication, bài trắc nghiệm sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn giúp phân tích tính cách con người theo 4 nhóm tích cách cơ bản.:
- – Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) – Hướng nội (Introversion)
- – Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) – Trực giác (INtution)
- – Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) – Tình cảm (Feeling)
- – Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) – Linh hoạt (Perception)
Sự kết hợp của 4 nhóm trên sẽ tạo ra 16 nhóm tính cách trong MBTI.
Được hơn 2 triệu người sử dụng hàng năm, MBTI là hiện nay là bài trắc nghiệm tính cách phổ biến nhất hiện nay và được ứng dụng trong nhiều hoạt động như giáo dục, hướng nghiệp, đánh giá nhân sự, hướng nghiệp… MBTI cũng được nhiều người nổi tiếng hay các ngôi sao quốc tế có sức ảnh hưởng thực hiện.
>> Thực hiện ngay TẠI ĐÂY
3.2 Trắc nghiệm sở thích Holland
Là bài trắc nghiệm được phát triển bởi tiến sĩ tâm lý học John Holland (Mỹ), trắc nghiệm sở thích Holland được sử dụng đông đảo trong hoạt động hướng nghiệp ở các trường trên thế giới bởi độ chính xác cao. Bài test Holland giúp phân tích sở thích của người làm trắc nghiệm, gợi ý các ngành nghề phù hợp cho các học sinh, sinh viên đang đối mặt với lựa chọn ngành nghề tương lai.
>> Thực hiện ngay TẠI ĐÂY
4. Có nên làm trắc nghiệm nghề nghiệp không?
Hiện nay, trên các trang mạng xã hội có đầy rẫy các bài trắc nghiệm nghề nghiệp miễn phí, tuy nhiên các bài trắc nghiệm cần được nghiên cứu về tâm lý, tính cách con người mới có thể cho ra kết quả chính xác. Do đó bạn cần lựa chọn các bài test tính cách từ những trang uy tín để không gặp phải định hướng sai lầm.
Các bài trắc nghiệm nghề nghiệp sẽ đưa ra định hướng về ngành nghề phù hợp với sở thích, tính cách của người dùng, giúp bạn hiểu rõ bản thân và có định hướng hơn khi đứng giữa những lựa chọn về ngành nghề. Tuy nhiên hãy ghi nhớ rằng kết quả này chỉ mang tính định hướng, không phải sự dự đoán tương lai. Do đó bạn phải xem xét lựa chọn kết hợp với các yếu tố khác như sở thích, đam mê, tiềm năng về công việc… ở thời điểm hiện tại.
Trắc nghiệm nghề nghiệp có thể giúp bạn tìm ra định hướng trong lựa chọn nghề nghiệp cũng như cung cấp công cụ đánh giá tính cách con người. Hãy tỉnh táo lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với đam mê để không phải hối tiếc trong tương lai nhé!