10 trường kinh tế lớn nhất nước ký kết thỏa thuận trao đổi sinh viên
Ngày 29/10 vừa qua, 10 trường đại học khối kinh tế đã có buổi ký kết thỏa thuận về việc hợp tác đào tạo giúp sinh viên có cơ hội học trao đổi tại các trường trong khối và được công nhận tín chỉ.
Theo đó, 10 trường tham gia hợp tác gồm: Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính sách và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
Sinh viên các trường trong nhóm có thể tham gia trao đổi, nghiên cứu khoa học hay các hoạt động khác theo các khóa ngắn hạn hoặc dài hạn:
– Khóa ngắn hạn (từ 3 – 8 tuần): Trong thời gian hè,c ác trường sẽ tổ chức các khóa ngắn hạn, đồng thời công bố chương trình, nội dung khóa học, người học tại các trường có thể đăng ký tối đa 12 tín chỉ học tập tài trường. Ngoài ra, sinh viên cũng có thẻ tham gia nghiên cứu, thực tập với giảng viên hướng dẫn tại trường tiếp nhận.
Từ kỳ hè năm học 2022 – 2023, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ bắt đầu mở chương trình này và sẽ tổ chức luân phân tại các trường tiếp theo.
– Khóa dài hạn (tương đương 1 học kỳ – khoảng 15 tuần): Học sinh/Sinh viên có thể đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập tại các trường đối tác, các học phần đăng ký phải có trong CTĐT của trường tiếp nhận. Số tín chỉ tối đa người học có thể đăng ký là 25.
Về số lượng, điều kiện đầu vào của người tham gia trao đổi (gồm điều kiện ngoại ngữ, kết quả học tập…) sẽ do trường tiếp nhận công bố cho từng năm học (ít nhất là 1 kỳ trước khi bắt đầu năm học).
Về học phí: Người học đóng học phí theo số tín chỉ được miễn và công nhận tại trường cử đi, không cần đóng học phí cho trường tiếp nhận đào tạo. Các khoản chi phí đi lại, ăn ở, tham gia hoạt động ngoài học phí do người học tự chi trả. Trường tiếp nhận có thể hỗ trợ các thông tin cần thiết hoặc ký túc xá.
Về việc quy đổi điểm: Trường tiếp nhận sẽ có trách nhiệm xác nhận hoàn thành chương trình, cấp bảng điểm cho sinh viên tham gia sau khi kết thúc khóa trao đổi. Trường cử đi có trách nhiệm chuyển đổi, miễn/công nhận kết quả học tập cho các học phần trao đổi của sinh viên theo quy định (học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do theo chương trình thạc sĩ/ cử nhân) hoặc tính điểm rèn luyện cho các hoạt động ngoại khóa cho người học theo quy định.
Ngoài ra, các quyền lợi về chính sách học bổng hỗ trợ học tập, sinh hoạt đoàn thanh niên… của người học cần được đảm bảo trong thời gian tham gia chương trình trao đổi.
Về hoạt động nghiên cứu khoa học: Các trường luân phiên chủ trì, phối hợp cùng tổ chức các buổi hội thảo khoa học quốc tế cho sinh viên trong khối trường kinh tế, kinh doanh; cho các giảng viên trẻ.
Các trường cùng chia sẻ các dữ liệu thư viện điện tử dùng chung, bài giảng điện tử, khóa học trực tuyến dùng chung, những kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế, công tác sinh viên, đảm bảo chất lượng giáo dục cùng những hoạt động khác.
Thỏa thuận này có thời hạn 5 năm kể từ ngày ký và sẽ gia hạn hiệu lực tùy theo sự nhất trí của tất cả các trường.
Trước đó 2 trường ĐH Bách khoa cũng tham gia ký kết một thỏa thuận tương tự.
(Nguồn: Báo Tiền Phong)
Với tình hình tuyển sinh biến động như năm nay, thí sinh cần chuẩn bị cho mình một phương án xét tuyển khác để gia tăng cơ hội đỗ đại học. Khám phá ngay Giải pháp luyện thi Đánh giá năng lực (HSA) giúp nắm chắc tấm vé trúng tuyển vào 60 trường đại học TOP.
>> NHẬN LỜI KHUYÊN CHỌN ĐÚNG NGÀNH – HỌC ĐÚNG TRƯỜNG TỪ CHUYÊN GIA TẠI ĐÂY <<
– 25 Đề thi bám sát cấu trúc đề thi ĐGNL của ĐHQGHN
– Rèn luyện kỹ năng làm bài chinh phục 100+ điểm
– Tips giải quyết các câu hỏi khó, câu hỏi liên môn
– Phòng luyện thi thử như thi thật
Phương án tuyển sinh năm 2023 tại một số trường ĐH (Dự kiến)