Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | December 12, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Báo phát thanh - Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền

Review chuyên ngành Báo phát thanh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) – Cái nôi đào tạo “người nổi tiếng”

Em muốn làm Biên tập viên, MC thì nên học Báo phát thanh hay Báo truyền hình? Đây là câu hỏi mà mình thấy nhiều bạn rất thắc mắc khi chọn chuyên ngành của ngành Báo chí. Nếu bạn cũng cũng có cùng vướng mắc trên thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Báo phát thanh – Cái nôi đào tạo Biên tập viên, MC nổi tiếng

1. Giới thiệu về chuyên ngành Báo phát thanh 

Báo phát thanh là chuyên ngành trọng yếu thuộc ngành Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ để trở thành phóng viên, biên tập viên, MC cho các Báo, đài phát thanh, đài truyền hình hay công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, làm việc cho các công ty truyền thông. 

Chuyên ngành này có chỉ tiêu tuyển sinh rất thấp là 50 người mỗi khóa. Do đó, điểm xét tuyển đầu vào cũng thuộc Top cao ngất ngưởng. Hơn nữa, các bạn thí sinh cần phải vượt qua bài thi năng khiếu báo chí để có thể đỗ vào chuyên ngành Báo phát thanh. Nếu các bạn thực sự yêu thích các công việc liên quan đến phát thanh, truyền hình hay báo chí thì hãy cứ tự tin ứng tuyển nhé. 

Một điều đặc biệt các bạn học chuyên ngành Báo phát thanh hay trong khoa Phát thanh – Truyền hình của AJC đều có cơ hội trở thành thành viên của Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ. Đây là CLB nghiệp vụ siêu đỉnh của khoa và Ban biên tập chương trình Phát thanh Sóng Trẻ phát trên sóng Đài PT-TH Hà Nội, cập nhật những chương trình Sóng Trẻ trên sóng FM 90MHz. 

CLB Phát thanh sóng trẻ sinh hoạt tại studio “bạc tỷ” (Nguồn: FP Sóng trẻ radio)

Khi tham gia câu lạc bộ các bạn sẽ được học tập và rèn luyện rất nhiều kỹ năng nghiệp vụ vô cùng có lợi cho công việc sau này. Bên cạnh đó, đây là môi trường để bạn giao lưu kết bạn với rất nhiều bạn bè, anh chị trong ngành trong khoa. Cũng như là tạo ra nền tảng ban đầu giúp các bạn từng bước tiếp xúc với môi trường Phát thanh chuyên nghiệp, học tập kỹ năng biên tập tin bài hay kỹ thuật dựng các số radio,…

2. Chương trình đào tạo

Sinh viên chuyên ngành Báo phát thanh sẽ được học chương trình đào tạo chính quy 4 năm với tổng số tín chỉ cần phải tích lũy là 128. Sinh viên sau khi ra trường sẽ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành để công tác, làm việc tại nhiều vị trí khác nhau.

Một số học phần nổi bật của chuyên ngành Phát thanh đáng để kể đến như: Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh, dẫn chương trình phát thanh, phát thanh trực tiếp, âm nhạc – tiếng động phát thanh,…

Đội ngũ giảng viên của chuyên ngành siêu chất lượng và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Các bạn sẽ được lĩnh hội những kiến thức từ đại cương đến chuyên ngành trong suốt 4 năm học. Và cần nhắc nhở các bạn rằng nếu không muốn trở thành “bà chúa deadline” thì không nên học Báo chí nhé. Còn đã quyết tâm theo cần có cái đầu lạnh và trái tim thép nhé. 

Sinh viên thực hành tại Studio của AJC (Nguồn: internet)

Thêm điểm nhấn nữa cần nhắc đến đó là học Báo phát thanh bạn sẽ được học thực hành, trực tiếp sử dụng các trang thiết bị và sản xuất các chương trình, thực hiện các bài tập của mình tại “Studio bạc tỷ” chất lượng cao. Với các phòng học chuyên dụng như trường quay mini, studio chụp ảnh, phòng thu âm, phát thanh siêu xịn sò. Nói chung các bạn sẽ được học đi đôi với hành một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất. 

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Báo phát thanh

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền Báo phát thanh Báo chí 36.2234.7235.2235.734.234.725.6525.1524.6526.658.75
Ghi chú

Tốt nghiệp THPT; Thang điểm 40

Tốt nghiệp THPT; Thang điểm 40

Tốt nghiệp THPT; Thang điểm 40

Thang điểm 40. Điểm TN THPT

Thang điểm 40. Điểm TN THPT

Thang điểm 40. Điểm TN THPT

Điểm thi TN THPT
Báo phát thanh

Điểm thi TN THPT
Báo phát thanh

Điểm thi TN THPT
Báo phát thanh

Điểm thi TN THPT
Báo phát thanh

Báo phát thanh
Học bạ

4. Cơ hội việc làm chuyên ngành Báo phát thanh 

Dù học chuyên ngành Báo phát thanh nhưng các bạn sẽ được học nhiều kiến thức và nghiệp vụ báo chí nên có hội nghề nghiệp dành cho các bạn là rất nhiều. Chỉ cần bạn có đủ chuyên môn và lòng đam mê với nghề thì “trái ngọt” sẽ dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn đã xác định theo bất kỳ ngành/chuyên ngành nào liên quan đến Báo chí thì xác định vất vả, khó khăn là muôn trùng. 

Những Biên tập viên nổi tiếng của đài VTV (Nguồn: Internet)

Riêng với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Báo phát thanh có thể làm việc ở các vị trí như: 

+ Phóng viên, biên tập viên, MC tại các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, đài phát thanh – truyền hình. 

+ Cán bộ báo chí thực hiện các công việc chuyên môn trong các cơ quan, đơn vị đòi hỏi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ báo chí.

+ Làm việc tại các công ty truyền thông. 

+ Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên môn. 

Đến đây thì các bạn đã trả lời được câu hỏi đặt ra ở đầu bài rồi đúng không nào. Học Báo phát thanh hay Báo truyền hình hoặc bất cứ chuyên ngành nào của Học viện Báo chí cũng đều giúp bạn có cơ hội trở thành những biên tập viên, MC trong các đài truyền hình, đài phát thanh. Nhưng chuyên ngành Báo phát thanh sẽ giúp bạn có được đầy đủ về các kiến thức và kỹ năng để làm các mảng báo phát thanh chuyên nghiệp nhất. 

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết về chuyên ngành Báo phát thanh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã giúp các bạn có được thông tin cần thiết giúp ích cho việc chọn trường chọn ngành. Chúc các bạn thành công!

Tin tức mới nhất